Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như chia sẻ, bạn có các triệu chứng đau rát họng, ho, khản tiếng, nuốt vướng, soi gương thấy niêm mạc họng đỏ rực, phía 2 bên nổi các hạt to nhỏ khác nhau màu hồng. Đây rất có thể là triệu chứng viêm họng hạt bạn nhé.
Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc vùng hầu họng và amidan bị viêm nhiễm kéo dài, khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Tình trạng này làm người bệnh cảm thấy khó chịu vì họng đau và ngứa rát, gây trở ngại trong giao tiếp.
Viêm họng hạt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Theo nghiên cứu, nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm họng hạt là do các virus như: Cảm lạnh, cảm cúm, Mononucleosis, sởi, đậu mùa, Adenovirus,... hoặc vi khuẩn liên cầu khuẩn, phế cầu, H. influenzae (vi trùng trực cầu khuẩn gram âm),… tấn công, phá hủy tế bào niêm mạc họng. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm xuất hiện khiến các tế bào lympho phải liên tục làm việc dẫn tới kiệt sức, phình lên và hình thành hạt.
Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá nhiều, sử dụng rượu bia quá mức hoặc ăn những thực phẩm cay nóng, uống nhiều nước lạnh… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt.
Các triệu chứng viêm họng hạt thường dai dẳng, tái phát nhiều lần với một số đợt nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, khiến người mắc cực kỳ khó chịu. Không chỉ vậy, viêm họng hạt khi không được điều trị dứt điểm cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Chính vì vậy, câu hỏi viêm họng hạt uống thuốc gì để nhanh khỏi là thắc mắc của bạn và rất nhiều người khác.
Hiện nay, các nhóm thuốc trị viêm họng hạt thường được chỉ định để cải thiện triệu chứng bao gồm:
- Thuốc giảm ho, long đờm: Bromhexin, Dextromethorphan…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin)…
- Thuốc ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng: Penicillin, ampicillin hoặc azithromycin…
- Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Cimetidin, Ranitidin, kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) như amoxicillin, clarithromycin, metronidazol, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2…
Nếu tình trạng viêm họng hạt kéo dài, dùng thuốc không thuyên giảm, hoặc các nang lympho phát triển với kích thước lớn, tập trung thành từng đám phù nề, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định đốt họng hạt bằng phương pháp áp lạnh hoặc đốt laser.
Đốt viêm họng hạt trong trường hợp dùng thuốc không hiệu quả
Phương pháp này giúp loại bỏ các lympho tăng sản ở thành họng, cải thiện tình trạng vướng víu, khó nuốt khi ăn. Tuy nhiên, đốt họng hạt chỉ có tác dụng với nang lympho lớn, các hạt li ti không được điều trị tận gốc sẽ tiếp tục phát triển, tăng kích thước và dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện và phòng ngừa viêm họng hạt tái phát hiệu quả đó chính là ngăn chặn sự xâm nhập virus, vi khuẩn ngay tại vòm họng. Bởi vậy, hiện nay, nhiều người đã tin dùng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên để làm sạch mũi họng hàng ngày, tiêu diệt virus, vi khuẩn vừa an toàn lại hiệu quả. Nổi bật như sản phẩm xịt mũi - họng chứa thành phần Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,…
Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh công dụng vượt trội qua nhiều công trình khoa học trên thế giới. Đây là một monoterpenoid tự nhiên, đóng vai trò như một “cỗ xe tải” vận chuyển kẽm vào tế bào, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Từ đó, sản phẩm có thành phần Hinokitiol giúp cải thiện và phòng ngừa viêm họng hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Qua bài viết, hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc viêm họng hạt uống thuốc gì. Đồng thời, bạn cũng hiểu được thêm triệu chứng và nguyên nhân cùng lưu ý về biện pháp làm sạch mũi họng từ thảo dược. Nếu còn thắc mắc khác về bệnh viêm họng hạt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ sớm giải đáp giúp bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia Tai mũi họng