Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp thường gặp, gây ra các triệu chứng tương đối khó chịu. Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất? Phòng ngừa viêm mũi dị ứng và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng là gì? Có lây không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp tương đối phổ biến, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Theo thống kê của Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), khoảng 10 - 30% dân số thế giới bị viêm mũi dị ứng. Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ trẻ em và người lớn mắc viêm mũi dị ứng cũng không hề nhỏ. 

Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Theo các chuyên gia, viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng, sưng nề, tổn thương khi tiếp xúc với các dị nguyên (các chất gây dị ứng) trong không khí. Bệnh thường được chia thành 2 dạng, bao gồm:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa (có chu kỳ): Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài khoảng thời gian nhất định trong năm.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm (không có chu kỳ): Là tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố dị ứng thì niêm mạc mũi đều bị kích ứng và viêm, dẫn đến các triệu chứng khó chịu.

Nhiều người thắc mắc, viêm mũi dị ứng có lây không? Câu trả lời là không. Bệnh viêm mũi dị ứng không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh có yếu tố gia đình, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng thì xác suất con bị là 30%, nếu cả hai người cùng gặp tình trạng này thì con số này lên tới 50%. 

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến bệnh lý nặng nề hơn như viêm xoang mạn tính, polyp mũi – xoang…

viem-mui-di-ung-la-benh-de-tai-phat.webp

Viêm mũi dị ứng là bệnh dễ tái phát

>>> Xem thêm: Viêm mũi xoang là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị như thế nào?

Đâu là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng?

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí, khiến lớp niêm mạc bên trong mũi bị kích thích, sưng viêm, tăng tiết dịch nhờn.

Cụ thể, khi mũi hoặc miệng tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể sẽ giải phóng histamin để đẩy chúng ra ngoài. Tuy nhiên, chất này lại chính là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc trong mũi, mắt và cổ họng bị kích ứng, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,... Các yếu tố gây dị ứng (dị nguyên) thường gặp như:

- Trong nhà: Bụi, lông chó mèo, lông vải từ quần áo, chăn mền, nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, nước xả vải, mùi thức ăn, nấm mốc…

- Không khí: Phấn hoa, lông con sâu, bướm, bụi lúa trong mùa gặt, khói, bụi, mùi rác thải, gió, không khí lạnh, mưa…

- Môi trường làm việc: Bụi phấn, hóa chất trong các nhà máy, bụi xi măng, bụi gỗ…

Bên cạnh đó, người bị hen suyễn, chàm; Người có lối sống ít vận động, béo phì, thiếu vitamin D, ăn kiêng hoặc sử dụng nhiều rượu, thuốc lá; Người đang điều trị bệnh dài ngày bằng Aspirin, thuốc chống viêm… cũng có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng.

nguyen-nhan-gay-viem-mui-di-ung.webp

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng 

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng phổ biến gồm: Ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi; Cay đỏ mắt, chảy nước mắt; Hắt xì liên tục; Có thể cảm thấy tức ngực, khó thở…. Những triệu chứng này cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi thông thường hoặc viêm xoang. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phân biệt được qua các dấu hiệu đặc trưng như sau:

- Thấy cay cay trong mũi, mắt dẫn đến hắt hơi sổ mũi liên tục, đặc biệt là khi tiếp xúc với dị nguyên.

- Nước mũi trong suốt, không quá đặc.

- Tình trạng hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy.

- Các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu bạn không tiếp xúc với các chất gây dị ứng. 

Những biểu hiện do viêm mũi dị ứng có thể diễn ra trong vài giờ hoặc kéo dài nhiều ngày đến cả tuần. Chúng thường gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày của người mắc.

cac-trieu-chung-viem-mui-di-ung-gay-kho-chiu.webp

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây khó chịu

>>> Xem thêm: 11 nguyên nhân gây đau họng thường gặp - Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến

Để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh (tức là tìm được yếu tố gây dị ứng), từ đó có hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, các phương pháp điều trị có thể được chỉ định cho người viêm mũi dị ứng bao gồm:

Điều trị đặc hiệu

Dùng biện pháp giải mẫn cảm, làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của người bệnh, nếu tìm được nguyên nhân gây dị ứng. Cụ thể, chuyên gia sẽ đưa vào cơ thể người bệnh yếu tố gây dị ứng theo liều tăng dần, cách quãng để tạo kháng thể bao vây, thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với chúng.

Điều trị bằng thuốc

Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể, chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, chủ yếu là điều trị triệu chứng nên chỉ có thể cải thiện bệnh trong khoảng thời gian ngắn. Vậy cụ thể, bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng đang được sử dụng phổ biến bao gồm:

- Đường uống: Kháng sinh, chống viêm, thuốc kháng histamin,...

- Tại chỗ: Thuốc nhỏ hoặc xịt gây co mạch, chứa corticosteroid,…

thuoc-dieu-tri-viem-mui-di-ung-bao-gom-khang-sinh-va-khang-viem.webp

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm kháng sinh, kháng viêm

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng

Muốn cải thiện và phòng ngừa viêm mũi dị ứng, cách tốt nhất là cần xác định được các tác nhân gây dị ứng là gì? Tiếp đó là duy trì thói quen làm sạch đường mũi họng hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng. 

Để làm được điều này, hiện nay, nhiều người đã tin dùng sản phẩm chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với chiết xuất lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO) giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, loại bỏ tác nhân gây bệnh dị ứng; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Đặc biệt, Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào để ức chế bộ máy sao chép của virus RNA và sau đó ngăn chặn sự nhân lên của virus. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang. 

Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người.

Điều trị phẫu thuật

Ngoài dùng thuốc, phương pháp phẫu thuật là cần thiết trong một số trường hợp viêm mũi dị ứng lâu ngày dẫn đến hình thành polyp, thoái hóa cuốn mũi,…

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Theo các chuyên gia, yếu tố quan trọng trong điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng là cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên, đồng thời duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, người bị viêm mũi dị ứng hãy áp dụng các biện pháp dưới đây:

- Không nuôi nhốt hoặc tiếp xúc với vật nuôi trong nhà để hạn chế hít phải lông của chúng.

- Thay giặt chăn, ga, gối, đệm… thường xuyên nhằm hạn chế sự phát triển của một số vi sinh vật có hại.

- Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh để ẩm ướt, ngăn nấm mốc phát triển.

- Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã từng khiến cơ thể bị kích ứng.

- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hoặc quét dọn nhà cửa.

- Chú ý giữ ấm cơ thể: Mặc ấm, quàng khăn cổ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh tắm quá khuya.

- Tăng cường vận động cơ thể, tránh để tinh thần căng thẳng, làm việc quá sức.

- Súc miệng bằng nước muối loãng, kết hợp sử dụng dung dịch xịt mũi, họng để làm sạch mũi, họng, tiêu diệt virus, vi khuẩn, loại bỏ tác nhân gây dị ứng.

ve-sinh-nha-cua-hang-ngay-de-han-che-nam-moc.webp

Vệ sinh nhà hàng ngày để hạn chế nấm mốc

>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm mũi dị ứng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên ăn và cần tránh khi bị viêm mũi dị ứng:

Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Một số thực phẩm đã được chứng minh giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi dị ứng, chẳng hạn như:

- Rau quả giàu vitamin C: Ớt chuông, cà rốt, táo, cam, bưởi,... giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.

- Thực phẩm có tính ấm: Gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng.

- Các món ăn giàu omega-3: Cá hồi, cá nục, cá mòi… là các thực phẩm giàu chất béo omega-3, giúp ức chế phản ứng viêm, cải thiện nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng.

nguoi-bi-viem-mui-di-ung-nen-bo-sung-ca-beo.webp

Người bị viêm mũi dị ứng nên bổ sung cá béo

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Cơ chế gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể sản xuất histamin quá mức. Do đó, bạn cần kiểm soát và kiêng hẳn các thực phẩm gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng cũng cần tránh một số loại thực phẩm như: Thức ăn có tính lạnh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,...

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm mũi dị ứng, hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị, phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn. 

Links tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/allergic-rhinitis

https://www.healthline.com/health/allergic-rhinitis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8622-allergic-rhinitis-hay-fever