Viêm mũi là bệnh dễ tái phát, đặc biệt là trong mùa đông lạnh, gây ra các triệu chứng tương đối khó chịu. Vậy viêm mũi là gì? Bệnh có mấy loại? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm mũi hiệu quả? Cách phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi là gì? Bệnh có mấy loại?

Viêm mũi là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng với các độ tuổi khác nhau. Đây là tình trạng lớp niêm mạc lót trong hốc mũi bị tổn thương, sưng viêm, làm tăng tiết chất nhầy, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.

Tùy theo nguyên nhân gây viêm mũi, bệnh được chia làm 2 loại là viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường. Bên cạnh đó, dựa vào mức độ các triệu chứng và thời gian kéo dài bệnh, có thể chia thành viêm mũi cấp tính hoặc mạn tính. 

Tại sao bị viêm mũi?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi, nhưng phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn tấn công khiến lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, phù nề. Ngoài ra một số yếu tố như: Thời tiết lạnh, phấn hoa, môi trường khói bụi… cũng khiến nhiều người có cơ địa mẫn cảm mắc viêm mũi. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày - thực quản, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi… cũng có thể dẫn đến viêm mũi.

virus-vi-khuan-la-hai-nguyen-nhan-pho-bien-gay-viem-mui.webp

Virus, vi khuẩn là 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi

>>> Xem thêm: Viêm mũi xoang là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị như thế nào?

Các triệu chứng viêm mũi thường gặp

Dấu hiệu viêm mũi đặc trưng gồm: Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, ngứa họng, khô họng, ho, chảy nước mắt… Tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn tiến triển của bệnh mà mức độ biểu hiện là khác nhau. 

Viêm mũi thông thường

Đối với viêm mũi thông thường, còn gọi viêm mũi không dị ứng, dấu hiệu bệnh đặc trưng có sự khác nhau giữa các dạng. Cụ thể:

- Viêm mũi cấp tính: Triệu chứng xuất hiện không đột ngột, người bệnh hắt hơi ít nhưng lại nghẹt mũi nhiều, nước mũi đặc, cảm thấy mệt mỏi, rã rời toàn thân, có thể bị sốt và sợ lạnh.

- Với tình trạng viêm mũi mạn tính, người mắc có thể cảm thấy khó thở, một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gặp phải biểu hiện chảy máu cam thường xuyên, chảy mủ và đóng vảy bên trong mũi.

- Bệnh viêm mũi teo: Đây là một dạng viêm mũi mạn tính, niêm mạc mũi bị xơ cứng và teo lại, khiến các hốc mũi nở rộng và khô. Ngoài các triệu chứng thông thường, người bệnh viêm mũi teo có thể gặp các biểu hiện: Đóng vảy bên trong mũi, có mùi hôi khó chịu, chảy máu cam và mất khứu giác…

- Viêm mũi vận mạch: Xảy ra do hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi phản ứng quá mức với các dị nguyên như bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc… Triệu chứng đặc trưng là nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và chảy nước mũi nhiều vào sáng sớm hoặc buổi tối. Bên cạnh đó, màng nhầy mũi cũng sưng nề và chuyển sang màu tím. 

Viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng do viêm mũi dị ứng thường diễn tiến nhanh, đột ngột và có thể có thêm biểu hiện viêm kết mạc dị ứng đi kèm. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết viêm mũi dị ứng như sau: 

- Cảm thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, dẫn đến hắt hơi liên tục, đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.

- Sổ mũi nhiều, nước mũi chảy ra thường trong suốt, không đặc.

- Niêm mạc họng cũng có thể bị kích ứng, dẫn đến ngứa họng, cảm giác muốn ho, khạc nhổ.

- Những cơn hắt hơi sổ mũi xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, kèm theo tình trạng cay mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt…

cac-trieu-chung-viem-mui-gay-kho-chiu-cho-nguoi-mac.webp

Các triệu chứng viêm mũi gây khó chịu cho người mắc

Cách điều trị viêm mũi phổ biến hiện nay

Để điều trị viêm mũi hiệu quả, cần xác định được loại bệnh, từ đó có hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, các phương pháp điều trị có thể áp dụng cho người viêm mũi bao gồm:

Điều trị tây y

Điều trị viêm mũi bằng thuốc tây y là lựa chọn đầu tay của nhiều người bởi ưu điểm là tác dụng nhanh, tiện sử dụng. Nhược điểm là có nhiều tác dụng không mong muốn nên chỉ áp dụng trong thời gian ngắn. 

- Đối với viêm mũi thông thường, thuốc được sử dụng là: Kháng sinh, chống viêm, corticoid (đường uống); Thuốc co mạch, thuốc xịt mũi chứa corticosteroid, nước muối sinh lý (tại chỗ). 

- Đối với viêm mũi dị ứng, hướng điều trị như sau:

+ Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

+ Dùng thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc uống để giảm nhẹ triệu chứng.

+ Dùng thuốc corticoid dạng xịt.

+ Thuốc co mạch, dung dịch vệ sinh rửa mũi,…

Ngoài ra, đối với người bị viêm mũi dị ứng, liệu pháp miễn dịch có thể là một lựa chọn, bằng cách tiêm hoặc nhỏ thuốc để ngừa dị ứng. 

Trong một số ít trường hợp, khi điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả, hoặc các triệu chứng quá nghiêm trọng, chuyên gia có thể cân nhắc phải phẫu thuật để mở rộng đường thông cho các xoang. 

thuoc-tay-giup-kiem-soat-cac-trieu-chung-viem-mui-nhanh-chong.webp

Thuốc tây giúp kiểm soát các triệu chứng viêm mũi nhanh chóng

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm mũi

Hầu hết nguyên nhân gây ra viêm mũi là do virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố gây dị ứng là từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào khoang mũi, các xoang và gây viêm. Muốn điều trị và phòng ngừa viêm mũi hiệu quả, chúng ta cần loại bỏ mọi tác nhân gây bệnh ngay tại khoang mũi. 

Để làm được điều này, cách tốt nhất là vệ sinh mũi 3-4 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý kết hợp sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi hiệu quả.

Đặc biệt, Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào để ức chế bộ máy sao chép của virus RNA và sau đó ngăn chặn sự nhân lên của virus; Đồng thời có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang.

>>> Xem thêm: 11 nguyên nhân gây đau họng thường gặp - Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY! 

Cần làm gì để phòng ngừa viêm mũi hiệu quả?

Muốn phòng ngừa bệnh viêm mũi hiệu quả, theo chuyên gia, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

- Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ, vệ sinh chăn, ga, gối đệm thường xuyên.

- Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt là vùng mũi, họng.

- Tránh stress, làm việc quá sức, ăn uống đủ chất.

- Không hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

- Súc miệng bằng nước muối loãng, kết hợp dung dịch xịt mũi họng hàng ngày để làm sạch bụi bẩn, loại bỏ virus, vi khuẩn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm mũi 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố tương đối quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên ăn và cần tránh khi bị viêm mũi:

Người bị viêm mũi ăn gì tốt?

Theo các chuyên gia, các thực phẩm chứa chất kháng sinh tự nhiên, chất chống oxy hóa, kẽm và omega-3 rất tốt cho người bệnh viêm mũi. Các thực phẩm này có thể kể đến như:

- Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, là một phương thuốc kháng histamine tự nhiên và có tính chống viêm mạnh. Nhờ đó, gừng giúp làm lành vết thương, giảm sưng đau, chống dị ứng, cải thiện triệu chứng viêm mũi rất tốt.

- Củ cải chứa các hoạt chất giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi, đồng thời có tác dụng như kháng sinh tự nhiên, chống virus, vi khuẩn hiệu quả

- Dứa rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc mũi, làm lành các tổn thương. Các enzyme trong dứa cũng làm sạch mũi xoang và giảm viêm rất tốt.

- Cá hồi (hoặc một vài loại cá béo như cá trích, cá thu, cá nục…) rất giàu omega–3, giúp giảm sưng viêm. Hoặc bắp cải, bơ, mè, hạt hướng dương… là các thực phẩm giàu omega-3 có nguồn gốc thực vật.

nguoi-bi-viem-mui-nen-bo-sung-cac-loai-thuc-pham-giau-omega3.webp

Người bị viêm mũi nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3

Người bị viêm mũi kiêng ăn gì?

Bên cạnh thực phẩm có lợi, người bị viêm mũi cũng cần tránh một số loại như: 

- Sữa và các chế phẩm từ sữa tuy rất giàu dinh dưỡng, nhưng người đang bị viêm mũi không nên dùng loại thực phẩm này vì chúng có thể gây tăng tiết dịch nhầy, làm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi thêm trầm trọng.

- Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, lạc… cũng không thích hợp cho người viêm mũi.

- Đồ ăn cay nóng cũng dễ gây trào ngược dạ dày, làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn, dịch mủ ứ đọng nhiều hơn trong mũi, xoang.

Thực phẩm chiên xào và đồ ăn chế biến sẵn cũng gây tăng tiết dịch nhầy và khiến tình trạng viêm nặng nề hơn.

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm mũi, hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị, phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu bạn vẫn có những câu hỏi mà chưa có lời giải đáp chính xác về bệnh viêm mũi, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, mọi vấn đề của bạn sẽ được chuyên gia trả lời chi tiết.  

Links tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/symptoms-causes/syc-20351229

https://www.enthealth.org/conditions/rhinitis/

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/rhinitis