Viêm mũi xoang là bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra các triệu chứng khó chịu. Vậy viêm mũi xoang là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng viêm mũi xoang như thế nào? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây!
Viêm mũi xoang là bệnh gì?
Viêm mũi xoang là tình trạng một số virus hoặc vi khuẩn tấn công lớp niêm mạc lót trong hốc mũi khiến cho vị trí này và các hốc xoang bị viêm nhiễm, làm ảnh hưởng đến chức năng vốn có của chúng. Lúc này, chất dịch nhầy ứ đọng lâu ngày trong các hốc xoang sẽ gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc.
Viêm mũi xoang còn gọi viêm xoang là một trong số các bệnh đường hô hấp phổ biến, thường gặp hơn trong thời điểm giao mùa, đặc biệt khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh. Tại Hoa Kỳ, viêm mũi xoang ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người mỗi năm, ước tính chi phí điều trị khoảng 150 triệu đô la. Ở Việt Nam, khoảng 15% dân số mắc viêm mũi xoang, đồng thời đây cũng là một trong 10 bệnh lý đường hô hấp phổ biến, chiếm khoảng 30 - 40% số các trường hợp đến khám tai mũi họng.
Dựa trên mức độ và thời gian kéo dài bệnh, viêm mũi xoang được chia thành 2 thể chính là viêm mũi xoang cấp tính và viêm mũi xoang mạn tính.
Viêm mũi xoang là bệnh đường hô hấp phổ biến
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang
Theo chuyên gia, viêm mũi xoang do rất nhiều nguyên nhân, có thể do virus, vi khuẩn, hóa chất, dị ứng… Cụ thể như sau:
Viêm mũi xoang cấp tính
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu là do vi khuẩn, virus. Thường gặp là các loại Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella…
Các loại vi khuẩn, virus này sẽ xâm nhập từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm mũi xoang.
Viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính thường là do virus, vi khuẩn, viêm mũi xoang cấp không được điều trị đúng, viêm mũi xoang dị ứng hoặc do các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích,…), trào ngược dạ dày thực quản,... gây ra.
Viêm mũi xoang có thể do virus, vi khuẩn gây ra
Triệu chứng viêm mũi xoang thường gặp
Triệu chứng viêm mũi xoang đặc trưng bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức nặng mặt và giảm khả năng ngửi. Các triệu chứng này thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh đường hô hấp khác. Những dấu hiệu viêm mũi xoang đặc trưng chỉ biểu hiện rõ ràng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, cụ thể:
- Đau nhức vùng trán, các hốc xoang: Bạn có thể cảm thấy đau nhức vùng trán, gò má, hai lông mày,... và tăng dần khi trời trở lạnh.
- Nghẹt mũi: Dịch tiết nhiều khiến người bệnh nghẹt một bên mũi hoặc cả hai bên mũi; Bệnh chuyển nặng còn gây khó thở nhất là vào ban đêm hoặc sáng sớm.
- Chảy nước mũi: Nước mũi thường ở dạng lỏng hơi đặc. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, nước mũi có thể đặc hơn, màu trắng đục hoặc vàng nhạt, đôi khi có mùi hôi, tanh.
- Điếc mũi: Mũi, xoang bị tổn thương, tiết nhiều dịch cũng khiến người bệnh hắt xì, hoặc xì mũi quá nhiều. Điều này có thể gây tổn thương, khiến niêm mạc mũi, xoang bị phù nề, làm các dây thần kinh khứu giác kém cảm nhận hoặc thậm chí không ngửi được mùi.
Chảy nước mũi là một trong các triệu chứng viêm mũi xoang điển hình
Biến chứng viêm mũi xoang
Theo các chuyên gia viêm mũi xoang tường không tự khỏi hoặc dễ tái phát nhiều lần, diễn tiến thành dạng mạn tính. Nguy hiểm hơn, khi không được điều trị kịp thời, bệnh cũng dễ gây ra những biến chứng khó lường. Các biến chứng viêm mũi xoang thường gặp bao gồm:
- Biến chứng mắt: Viêm kết mạc, viêm bờ mi, áp-xe tuyến lệ, viêm tấy tổ chức liên kết hốc mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu…
- Biến chứng tai: Dịch mũi xoang đi qua vòi tai, gây viêm tai giữa.
- Biến chứng hô hấp: Viêm phế quản, giãn phế nang không hồi phục.
- Biến chứng xương: Viêm xương hàm trên, viêm xương thái dương…
- Biến chứng nội sọ: Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não, áp-xe não...
Ngoài ra, người bệnh viêm mũi xoang còn có thể gặp một số biến chứng như viêm thận, viêm khớp…
Chẩn đoán viêm mũi xoang
Bác sĩ sẽ dựa trên quá trình thăm khám ban đầu, sau đó nội soi mũi để xác định viêm mũi xoang. Khi tiến hành phương pháp này, bác sĩ sẽ phát hiện được các dấu hiệu có giá trị bao gồm: Mủ nhầy tại phức hợp lỗ ngách và ngách sàng bướm, niêm mạc mũi, hốc xoang phù nề, viêm đỏ, xuất tiết. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số phương pháp:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) là phương pháp thông dụng trong chẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên hình ảnh viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn sẽ không được rõ ràng trừ khi đã xuất hiện biến chứng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) các hốc xoang thường ít được chỉ định hơn do không tạo được hình ảnh xương rõ ràng. Tuy nhiên, MRI có thể giúp phân biệt được dịch nhầy còn đọng lại trong xoang. Phương pháp MRI cũng cần thiết khi nghi ngờ có viêm nhiễm xâm lấn ổ mắt - nội sọ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch, HIV, bệnh tự miễn… khi chẩn đoán viêm mũi xoang.
Chụp cắt lớp vi tính là một phương pháp chẩn đoán viêm mũi xoang phổ biến
Phương pháp điều trị viêm mũi xoang phổ biến
Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng mà chuyên gia sẽ đưa ra chỉ định các phương pháp điều trị viêm mũi xoang phù hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị nội khoa
- Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin như Amoxicillin, Ampicillin… Trong trường hợp người bệnh dị ứng với Penicillin, có thể chỉ định dùng Trimethoprim và Sulfamethoxazole. Hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefazolin, Cephalexin, Cefoxitin, Cefaclor, Cefprozil… dùng cho các đối tượng bị kháng thuốc hay hiện tượng nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Alphachymotrypsin, Panadol, Efferalgan, Acetaminophen, Aspirin, ibuprofen, Paracetamol….
- Thuốc chống sung huyết mũi (thuốc co mạch) giúp thông thoáng mũi và các hốc xoang như: Oxymetazoline 0.05%, Xylometazolin 0,05%...
Điều trị ngoại khoa
Những trường hợp bị viêm mũi xoang có sự xuất hiện của polyp hoặc do vẹo vách ngăn mũi,... sẽ được chỉ định phẫu thuật. Cụ thể:
- Các trường hợp điều trị nội khoa không kết quả hoặc xuất hiện polyp.
- Lệch vẹo vách ngăn mũi…
Điều trị sau phẫu thuật và chăm sóc:
- Dùng thuốc: Cần chỉ định kháng sinh từ 1 - 2 tuần, kết hợp corticosteroid.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý, corticosteroid dạng xịt để giảm phù nề, thuốc xịt hoặc dung dịch nhỏ mũi làm co mạch.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng.
Điều trị ngoại khoa áp dụng cho các trường hợp viêm mũi xoang mạn tính không đáp ứng với thuốc
Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm mũi xoang
Bên cạnh phương pháp điều trị tây y, nhiều người đã tin dùng các sản phẩm từ thảo dược, nổi bật như Hinokitiol (trong cây tuyết tùng đỏ) kết hợp với lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… để cải thiện và phòng ngừa viêm mũi xoang hiệu quả, an toàn.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, Hinokitiol có tác dụng vận chuyển kẽm vào tế bào, giúp tăng cường miễn dịch. Đồng thời hoạt chất này cũng mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Từ đó, Hinokitiol giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn (thông qua bộ máy miễn dịch của cơ thể), phòng và hỗ trợ trị sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi xoang cấp và mạn tính hiệu quả, an toàn.
Viêm mũi xoang là bệnh khá phổ biến, gây ra các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cũng như nắm rõ phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn.
Links tham khảo
https://www.webmd.com/allergies/sinusitis-and-sinus-infection
https://www.nhs.uk/conditions/sinusitis-sinus-infection/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-sinusitis/symptoms-causes/syc-20351661