Viêm xoang là bệnh hô hấp phổ biến, khó điều trị dứt điểm và thường gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu. Vậy viêm xoang là gì? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm xoang hiệu quả nhất? Cách phòng ngừa bệnh và chế độ dinh dưỡng cho người mắc viêm xoang ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm xoang là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm xoang hay viêm mũi xoang là bệnh đường hô hấp phổ biến, với khoảng 2 – 5% dân số mắc phải. Đây là hiện tượng viêm niêm mạc mũi và hệ thống xoang mặt. Tình trạng viêm khiến niêm mạc mũi xoang sung huyết, phù nề gây tăng tiết chất nhầy, tạo mủ làm tắc nghẽn các hốc xoang. Đối tượng chủ yếu mắc viêm xoang là người lớn, đôi khi cũng có thể gặp ở trẻ em. 

Viêm xoang nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn tới hàng loạt những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, chẳng hạn như: Viêm ổ mắt, áp xe mí mắt, viêm màng não, viêm tai giữa…

viem-mui-xoang-la-benh-ly-pho-bien-hien-nay.webp

Viêm mũi xoang bệnh lý phổ biến hiện nay

>>> Xem thêm: Thông tin cần thiết về bệnh viêm họng hạt và cách điều trị hiệu quả

Viêm xoang có mấy loại? Các cách phân loại viêm xoang

Tùy từng mức độ, thời gian kéo dài bệnh, vị trí viêm mà viêm xoang được phân loại như sau:

Phân loại dựa trên mức độ bệnh

Dựa trên mức độ và thời gian kéo dài bệnh, viêm xoang thường được chia thành 3 loại:

- Viêm xoang cấp tính: Triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột, kéo dài dưới 4 tuần.

- Viêm xoang bán cấp: So với dạng cấp tính, các triệu chứng bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng thường kéo dài trên 4 tuần.

- Viêm xoang mạn tính: Tình trạng bệnh kéo dài hơn 12 tuần, các triệu chứng nặng nề và dai dẳng, rất khó điều trị dứt điểm.

Phân loại dựa trên vị trí viêm

Căn cứ vào vị trí các xoang có biểu hiện viêm mà chia thành các loại sau:

- Viêm xoang hàm trên: Các xoang hàm trên, nằm ở vị trí phía sau xương gò má. 

- Viêm xoang sàng trước: Xoang sàng nằm sâu trong hốc mũi, phía sau mặt.

- Viêm xoang trán: Là các hốc xoang nằm ở vùng trán.

- Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, gồm thành trước, thành sau, thành trên, thành dưới và hai thành bên. 

- Viêm đa xoang: Là tình trạng viêm niêm mạc của một hoặc nhiều xoang cùng lúc.

phan-loai-viem-xoang-theo-vi-tri.webp

Phân loại viêm xoang theo vị trí

Nguyên nhân gây viêm xoang

Theo chuyên gia, nguyên nhân gây viêm xoang tùy thuộc vào từng dạng bệnh, cụ thể như sau:

Viêm xoang cấp 

Phần lớn người bệnh viêm xoang cấp là do virus (rhinovirus, cúm, parainfluenza…) tấn công khiến các hốc xoang bị tổn thương, viêm nhiễm. Chỉ một tỷ lệ nhỏ, bệnh phát triển do vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus (tụ cầu), Streptococcus nhóm A (GAS – liên cầu tan huyết beta nhóm A) Streptococcus species, Moraxella catarrhalis và anaerobic bacteria (vi khuẩn yếm khí)... gây ra.

Ngoài ra, người bị áp-xe quanh răng, hoặc suy giảm miễn dịch cũng có thể bị viêm xoang cấp do nấm xâm nhập.

Viêm xoang mạn tính 

Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính tương đối đa dạng, nhưng phổ biến là do:

-  Người bệnh có tiền sử bị viêm mũi dị ứng mạn tính không được điều trị triệt để, lâu ngày có thể khiến vùng viêm nhiễm lan tới các hốc xoang.

- Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, hút nhiều thuốc lá, bị suy giảm miễn dịch, có các rối loạn chức năng trong cơ thể như tuyến nhầy hoạt động quá nhiều, hệ thống lông chuyển hoạt động kém,... cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm xoang mạn tính.

- Viêm xoang cấp tính do virus, vi khuẩn, nấm… không được điều trị và phòng ngừa, khiến bệnh tái phát liên tục và chuyển sang mạn tính.

>>> Xem thêm: 11 nguyên nhân gây đau họng thường gặp - Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Các triệu chứng viêm xoang thường gặp

Triệu chứng viêm xoang đặc trưng bao gồm: Hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch màu xanh hoặc vàng,...

Một số trường hợp trở nặng, người bệnh có thể sốt, ho (đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm), nặng mặt, đau, nhức vùng trán, thái dương hoặc gò má, giảm khả năng cảm nhận mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi. 

Bên cạnh đó, những dấu hiệu viêm xoang phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải tùy theo từng thể bệnh như sau:

- Viêm xoang hàm trên: Biểu hiện là những cơn đau nhức vùng mặt, sưng quanh mắt và má, đôi khi xuất hiện tình trạng đau đầu.

- Viêm xoang sàng trước: Người bệnh thường cảm thấy đau nhức đầu ở vùng gáy, bị chảy dịch mủ và ho kéo dài.

- Viêm xoang trán: Người mắc xuất hiện tình trạng đau nhức vùng giữa trán, thậm chí lan sang thái dương, khi trở nặng sẽ gây đau vùng hốc mắt.

- Viêm xoang bướm: Các triệu chứng thường diễn tiến nhanh gồm sốt cao, rét run, nhức đầu, đau gáy, dịch chảy xuống mũi - họng. 

viem-xaong-gay-ra-cac-trieu-chung-kho-chiu.webp

Viêm xoang gây ra các triệu chứng khó chịu

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang

Trước khi tiến hành điều trị viêm xoang, cần có phương pháp chẩn đoán bệnh để xác định rõ vị trí viêmmức độ. Chuyên gia cần dựa trên quá trình thăm khám ban đầu, sau đó nội soi tai mũi họng để chẩn đoán viêm xoang. Khi tiến hành phương pháp này, chuyên gia sẽ phát hiện dịch vàng xanh chảy ra từ các khe mũi xoang, đồng thời quan sát thấy niêm mạc xung quanh các khe đó phù nề, viêm đỏ, xuất tiết.

Trong một vài trường hợp khó chẩn đoán, chuyên gia có thể yêu cầu người bệnh chụp cắt lớp vi tính. Trên phim cắt lớp, chuyên gia sẽ thấy được dịch trong các hốc xoang, hay hình ảnh phù nề của niêm mạc khe mũi xoang. Phương pháp này còn giúp phát hiện được bất thường giải phẫu vùng mũi xoang, từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh có đến từ yếu tố này hay không.

Các phương pháp điều trị viêm xoang phổ biến

Các phương pháp điều trị viêm xoang phổ biến hiện nay là dùng thuốc tây y, sử dụng thảo dược và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc (nội khoa)

Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể, chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các thuốc điều trị viêm xoang phổ biến hiện nay gồm thuốc giảm đau và kháng sinh, cụ thể:

- Thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra.

- Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp có nhiễm khuẩn, bạn có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh, với liều dùng thường kéo dài từ 3 - 14 ngày. Cụ thể:

+ Với tình trạng bệnh trung bình và không sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian gần đây, nên sử dụng kháng sinh β-Lactam như amoxicillin, clavulanate hoặc cefpodoxime, cefuroxim…

+ Với những người bệnh viêm xoang đã sử dụng thuốc kháng sinh gần đây hoặc bệnh chưa ở mức nguy hiểm, ưu tiên lựa chọn amoxicillin, clavulanate, ceftriaxone… 

- Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm các thuốc điều trị tại chỗ như thuốc gây co mạch, thuốc xịt mũi chứa corticosteroid,...

Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc như: Khí dung, dùng máy tạo độ ẩm không khí, rửa mũi bằng nước muối sinh lý… cũng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, giảm nguy cơ tái phát.

thuoc-dieu-tri-viem-xoang-gom-khang-sinh-khang-viem.webp

Thuốc điều trị viêm xoang thường gồm kháng sinh, kháng viêm dạng uống hoặc xịt

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm xoang 

Sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện và phòng ngừa viêm xoang tái phát là biện pháp đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả. 

Mục tiêu cần đạt được để kiểm soát và phòng ngừa viêm xoang tốt nhất là loại bỏ các tác nhân gây bệnh ngay từ “cửa ngõ” của hệ hô hấp đó là mũi và họng. Làm sạch thường xuyên hai vị trí này sẽ hạn chế được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, ngăn chặn các bệnh lý đường hô hấp trong đó có viêm xoang hiệu quả. 

Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất thiên nhiên Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với chiết xuất lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO) giúp tiêu diệt virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang hiệu quả.

Đặc biệt, Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn virus sinh sôi và phát triển. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang. 

Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người.

Điều trị phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp viêm xoang mạn tính nhiều năm, điều trị nội khoa không hiệu quả; Có các bất thường về giải phẫu vùng mũi xoang như lệch vách ngăn mũi, polyp; Hoặc xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như viêm tấy ổ mắt, áp-xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác, viêm túi lệ… ảnh hưởng lớn tới thị giác. Tuy nhiên, hướng điều trị này cũng có thể tiềm ẩn rủi ro như: Sốc phản vệ, chảy máu… và cần thời gian phục hồi lâu nên thường chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết. 

>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!

Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang hiệu quả

Để phòng ngừa viêm xoang, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh xa các tác nhân gây bệnh, bằng cách:

- Giữ gìn vệ sinh mũi họng hàng ngày, phòng ngừa viêm mũi - họng, ngăn chặn nguy cơ biến chứng thành viêm xoang. 

- Cần tích cực vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm, khói thuốc lá…

- Phải giữ ấm vùng mũi họng thường xuyên khi gặp thời tiết lạnh; Tăng cường tập thể dục thể thao; Ăn uống đủ chất dinh dưỡng… để tăng cường hệ miễn dịch.

- Súc miệng bằng nước muối loãng, kết hợp sử dụng dung dịch xịt mũi, họng để làm sạch mũi, họng, tiêu diệt virus, vi khuẩn, loại bỏ tác nhân gây dị ứng.

su-dung-xit-mui-hong-de-dieu-tri-viem-xoang.webp

Sử dụng xịt mũi - họng để điều trị viêm xoang

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố tương đối quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên ăn và cần kiêng:

Người bị viêm xoang ăn gì tốt?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: Nghêu, sò, lạc, hạt bí…  trong chế độ ăn của người bệnh viêm xoang. Ngoài ra, các loại cá biển chứa nhiều omega-3 như: Cá hồi, cá mòi, cá nục… cũng là món ăn có lợi cho người mắc viêm xoang nhờ có tác dụng ức chế phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm như dâu tây, củ hành, gừng… để bổ sung kháng sinh tự nhiên nếu bị viêm xoang. Thực phẩm giàu vitamin C như chanh, bưởi,... Hoặc đồ ăn chứa nhiều vitamin A như khoai lang, đu đủ, bí đỏ,... cũng rất tốt cho các trường hợp bị viêm xoang.

nguoi-bi-viem-xoang-nen-bo-sung-thuc-pham-giau-vitamin-a.webp

Người bị viêm xoang nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

Người bị viêm xoang kiêng ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm có lợi, người mắc bệnh viêm xoang cũng nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

- Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa có thể làm tăng chất nhầy, khiến các triệu chứng viêm xoang thêm trầm trọng.

- Đồ ăn cay có thể gây chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit lên cổ họng, ảnh hưởng đến mũi, xoang,

Ngoài ra, khi bị viêm xoang, bạn cũng nên nói “không” với các món ăn đã từng gây dị ứng, nước uống quá lạnh, đồ uống có ga, bia, rượu,...

Với thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích về viêm xoang, phân loại được bệnh, hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị, phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Links tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-sinusitis/symptoms-causes/syc-20351661

https://www.nhs.uk/conditions/sinusitis-sinus-infection/

https://www.webmd.com/allergies/sinusitis-and-sinus-infection