Viêm họng hạt là bệnh nhiều người gặp phải, gây ra các triệu chứng khó chịu. Vậy viêm họng hạt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng đặc trưng và các biến chứng viêm họng hạt thường gặp như thế nào? Cách điều trị bệnh ra sao? Tìm hiểu ngay những thông tin cần thiết để giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Viêm họng hạt là gì? Bệnh có mấy loại?

Viêm họng hạt là tình trạng ở thành sau họng xuất hiện các hạt có màu đỏ hồng. Theo thống kê, 80% dân số Việt Nam bị viêm họng, trong đó có tới 45% người mắc viêm họng hạt. Đây là tình trạng niêm mạc vùng hầu họng bị viêm nhiễm kéo dài, sung huyết và xuất tiết liên tục, khiến các mô lympho (giữ vai trò bảo vệ cơ thể và các cơ quan hô hấp khỏi virus, vi khuẩn) ở thành sau họng phải hoạt động quá mức từ đó dẫn đến tình trạng tăng sản, phình lên thành các hạt màu đỏ hoặc hồng. 

Viêm họng hạt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn với người có hệ miễn dịch yếu. Tương tự viêm họng, tình trạng này cũng có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết thay đổi, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 2-5 ngày. Viêm họng hạt có thể khởi phát đơn độc hoặc đi kèm với các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm xoang mạn tính, viêm khí phế quản mạn tính… 

Tùy theo thời gian và mức độ của các triệu chứng, bệnh chia thành 2 dạng, bao gồm:

- Viêm họng hạt cấp tính: Là giai đoạn viêm họng hạt bắt đầu khởi phát, người bệnh chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng nên ít được chú ý. Chính vì lý do này mà bệnh nhanh chóng tiến triển thành mạn tính.

- Viêm họng hạt mạn tính: Khi viêm họng hạt cấp tính không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc này, bệnh thường khó điều trị triệt để và thường tái phát lại khi giao mùa hay thời tiết chuyển lạnh.

viem-hong-hat-la-benh-duong-ho-hap-kha-pho-bien.webp

Viêm họng hạt là bệnh đường hô hấp khá phổ biến

>>> Xem thêm: Thông tin về bệnh viêm mũi và phương pháp điều trị hiệu quả

Triệu chứng đặc trưng bệnh viêm họng hạt

Các triệu chứng viêm họng hạt thường dễ bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường bởi cũng bao gồm đau rát và ngứa họng, ho,... Cần phải chú ý theo dõi biểu hiện kỹ mới phát hiện ra bệnh. Theo các chuyên gia, các triệu chứng viêm họng hạt đặc trưng bao gồm:

- Đau rát họng, khó nuốt thức ăn: Niêm mạc họng bị tổn thương, sưng đỏ khiến người bệnh cảm thấy đau rát, nhất là khi nuốt nước bọt, thức ăn.

- Ngứa họng, vướng họng: Các hạt lympho sưng to khiến họng ngứa ngáy, cảm giác vướng nơi cổ họng.

- Ho: Họng kích ứng khiến bạn muốn khạc nhổ, xuất hiện những cơn ho khan rải rác. Sau 1-2 ngày thì tần suất các cơn ho nhiều hơn, có thể kèm đờm nhầy do ổ viêm tiết ra.

- Những hạt đỏ xuất hiện trong thành họng, kích thước to nhỏ khác nhau. Có những hạt nhỏ li ti như đầu đinh ghim, hoặc to bằng hạt đậu, ngô. 

- Cổ nổi hạch sưng đau: Dấu hiệu này xuất hiện ở một số trường hợp kèm theo sốt và đau đầu.

Ngoài những biểu hiện trên thì một số dấu hiệu viêm họng hạt khác mà người bệnh có thể gặp phải như chảy nước mũi, ù tai, hắt hơi, khàn giọng, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,….

Nguyên nhân gây viêm họng hạt 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây viêm họng hạt rất đa dạng, trong đó, phải kể đến:

- Virus, vi khuẩn: Các loại virus như cảm lạnh, cảm cúm, mononucleosis, sởi, đậu mùa, adenovirus,... hoặc vi khuẩn liên cầu khuẩn, phế cầu, H. influenzae (vi trùng trực cầu khuẩn gram âm),… Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công niêm mạc họng, gây viêm họng hạt.

- Viêm xoang mạn: Dịch ứ đọng tại các hốc xoang có thể chảy xuống họng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển và tấn công niêm mạc hầu họng, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm mạn tính.

- Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày: Dịch vị dạ dày trào ngược lên, khiến niêm mạc họng bị kích ứng, tổn thương kéo dài, gây viêm họng hạt. 

- Môi trường sống ô nhiễm: Khói bụi độc hại, thời tiết thay đổi thất thường, quá lạnh hoặc nóng bức.

- Lối sống không lành mạnh: Uống nhiều bia, rượu, hút thuốc lá, ăn thực phẩm cay nóng,… gây kích thích thành họng lâu dài.

-  Căng cơ trong cổ họng: Các cơ trong cổ họng của bạn có thể bị căng do hét lớn, nói to trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Từ đó, dẫn đến tổn thương, viêm mạn tính và hình thành các hạt. 

virus-vi-khuan-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-viem-hong-hat.webp

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng hạt

>>> Xem thêm: 11 nguyên nhân gây đau họng thường gặp - Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt nếu không được điều trị đúng, có thể chuyển sang dạng mạn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nhiều lần, đồng thời tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như: 

- Áp - xe hoặc viêm tấy vùng quanh cổ họng.

- Dẫn đến các bệnh về đường hô hấp khác như: Viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, lan xuống gây viêm thanh quản, khí quản, phế quản và thậm chí là viêm phổi.

- Đặc biệt, nguy hiểm hơn, viêm họng hạt cũng được coi là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Chẩn đoán viêm họng hạt

Để chẩn đoán chính xác viêm họng hạt, giúp phân biệt với các bệnh khác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số kỹ thuật cụ thể như sau:

- Nội soi thanh quản: Giúp quan sát rõ niêm mạc họng, đánh giá tổn thương, mức độ của các hạt lympho.

- Chụp X- Quang phổi: Nếu nghi ngờ mắc viêm họng hạt kèm theo các bệnh viêm đường hô hấp dưới, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành X-Quang phổi.

Điều trị viêm họng hạt như thế nào?

Các phương pháp điều trị viêm họng hạt phổ biến hiện nay là dùng thuốc tây y, sử dụng thảo dược và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Sử dụng thuốc tây để điều trị viêm họng hạt

Viêm họng hạt gây ra các triệu chứng ngứa họng, đau rát họng, ho, khàn tiếng… vô cùng khó chịu cho người bệnh. Do đó rất nhiều người thắc mắc, viêm họng hạt uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi sẽ liệt kê số nhóm thuốc thường được chỉ định để cải thiện triệu chứng viêm họng hạt bao gồm:

- Thuốc giảm ho, long đờm: Bromhexin, Dextromethorphan…

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin)…

- Thuốc ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng: Penicillin, ampicillin hoặc azithromycin…

- Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Cimetidin, Ranitidin, kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) như amoxicillin, clarithromycin, metronidazol, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2…

thuoc-dieu-tri-viem-hong-hat-thuong-gom-khang-sinh-chong-viem.webp

Thuốc điều trị viêm họng hạt thường gồm kháng sinh, chống viêm

Phương pháp đốt viêm họng hạt

Nếu tình trạng viêm họng hạt kéo dài, dùng thuốc không thuyên giảm, hoặc các nang lympho phát triển với kích thước lớn, tập trung thành từng đám phù nề, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định đốt họng hạt bằng phương pháp áp lạnh hoặc đốt laser.

Phương pháp này giúp loại bỏ các lympho tăng sản ở thành họng, cải thiện tình trạng vướng víu, khó nuốt khi ăn. Tuy nhiên, đốt họng hạt chỉ có tác dụng với nang lympho lớn, các hạt li ti không được điều trị tận gốc sẽ tiếp tục phát triển, tăng kích thước và dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu. 

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm họng hạt

Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện và phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả đó chính là ngăn chặn sự xâm nhập virus, vi khuẩn ngay tại vòm họng. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm làm sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn tại chỗ là điều cần thiết.

Thế nhưng, việc sử dụng các loại thuốc súc họng, xịt họng tây y lại không dùng được trong thời gian dài vì có nhiều tác dụng phụ như co mạch, teo niêm mạc họng,... Do đó, hiện nay, nhiều người đã tin dùng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên để làm sạch mũi họng hàng ngày, tiêu diệt virus, vi khuẩn vừa an toàn lại hiệu quả. Nổi bật như sản phẩm xịt mũi - họng chứa thành phần Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… 

Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh công dụng vượt trội qua nhiều công trình khoa học trên thế giới. Đây là một monoterpenoid tự nhiên, đóng vai trò như một “cỗ xe tải” vận chuyển kẽm vào tế bào, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Từ đó, sản phẩm có thành phần Hinokitiol giúp cải thiện và phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.

>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!

Biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả

Để chủ động phòng ngừa bệnh viêm họng hạt, bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc được chuyên gia khuyến khích dưới đây:

- Tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng đường hô hấp giúp, phòng ngừa bệnh viêm họng hạt

- Duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

- Giữ vệ sinh môi trường sống luôn luôn sạch sẽ. Những người phải làm việc trong các môi trường nhiều hóa chất, ẩm ướt nên đeo khẩu trang và bảo hộ lao động thật tốt.

- Kết hợp điều độ giữa chế độ ăn uống với luyện tập thể dục thể thao để giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng chống lại các tác nhân gây hại cho vùng họng.

tap-the-duc-hang-ngay-de-phong-ngua-viem-hong-hat.webp

Tập thể dục hàng ngày để phòng ngừa viêm họng hạt

Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm họng hạt, hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc số điện thoại, dược sĩ của chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp giúp bạn.

Links tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324144

https://www.healthline.com/health/pharyngitis

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pharyngitis