Đau họng là tình trạng nhiều người gặp phải, gây ra không ít phiền toái, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân đau họng là gì? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn 11 nguyên nhân gây đau họng phổ biến và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả, an toàn. Đừng bỏ lỡ!

11 nguyên nhân gây đau họng thường gặp

Đau họng là tình trạng rất thường gặp, gây nhiều phiền toái đến cuộc sống người mắc. Dưới đây là 11 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

Các bệnh viêm đường hô hấp 

Đau họng là triệu chứng điển hình của các bệnh đường hô hấp: Viêm mũi - họng, viêm họng, viêm amidan,... Viêm đường hô hấp chủ yếu là do nhiễm virus, phổ biến như rhinovirus, adenovirus, cúm, coronavirus (virus gây bệnh đường hô hấp) hoặc hiếm gặp hơn gồm epstein-barr, herpes simplex, cytomegalovirus,... Bên cạnh đó, viêm đường hô hấp cũng có thể do nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn liên cầu tan máu β nhóm A (GABHS); Các vi khuẩn hiếm gặp hơn bao gồm lậu cầu, bạch hầu, mycoplasma và chlamydia…. 

Đau họng do viêm đường hô hấp thường đi kèm triệu chứng sốt, ho kèm đờm, chảy nước mũi, khàn tiếng, sưng hạch… và rất dễ tái phát nếu không có biện pháp phòng ngừa tích cực.

dau-hong-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-cac-benh-viem-duong-ho-hap.webp

Đau họng là triệu chứng điển hình của các bệnh viêm đường hô hấp

Cảm lạnh hoặc cúm

Đau họng có thể là biểu hiện của cảm lạnh hoặc cúm nếu người bệnh có thêm các triệu chứng khác như chảy mũi nước, hắt xì hơi, ho, sốt nhẹ và mệt mỏi. Khá khó để phân biệt giữa cảm lạnh và nhiễm cúm, tuy nhiên người bị cúm thường có biểu hiện nặng nề hơn như sốt cao và đau cơ. 

Trào ngược dạ dày thực quản

Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng có thể bị kích ứng, dẫn đến tổn thương, sưng đau. Mặc dù đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau họng, nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Nếu đau họng do trào ngược, người bệnh thường có thêm biểu hiện ho khan, gặp vấn đề khi nuốt và cảm giác nghẹn ở vùng họng.

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Tình trạng này cũng khá phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Ngoài các triệu chứng như: Đau tai, ù tai, buồn nôn, có nước (mủ) chảy ra từ tai, nhiễm trùng tai cũng thường xảy ra cùng với chứng đau họng, sưng hạch ở cổ.

Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường gặp ở trẻ vị thành niên. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm: Mệt mỏi; Sưng đau họng, amidan; Đau đầu; Phát ban; Sưng một bên lá lách… Bạch cầu đơn nhân không được điều trị đúng có thể tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng tại lá lách, gan, tim và hệ thần kinh.

Sỏi amidan 

Sỏi amidan là khối vôi hóa màu trắng hoặc vàng, giống như bã đậu và nằm trong các hốc amidan. Bệnh gây ra các triệu chứng đặc trưng như: Hơi thở có mùi hôi, khó chịu; Đau họng, khó nuốt giống như hóc xương; Đau buốt lên mang tai, ù tai; Ho nhiều và liên tục…

Dị ứng

Nếu dị ứng với lông động vật, bụi, phấn hoa, thời tiết, bạn cũng có thể gặp tình trạng đau họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngạt mũi, ngứa rát họng, sổ mũi, hắt xì hơi… Nguyên nhân là bởi các chất nhầy từ niêm mạc mũi có thể chảy xuống họng, gây kích ứng, dẫn đến viêm mũi - họng.

Môi trường sống

Các yếu tố bất lợi từ môi trường sống và làm việc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau họng, chẳng hạn như:

- Sử dụng máy sưởi hoặc khi nhiệt độ xuống quá thấp do đặc trưng thời tiết có thể khiến họng ngứa ngáy, khô rát do giảm tiết nước bọt.

- Khói thuốc lá, bụi mịn, chất tẩy rửa… cũng là các yếu tố từ môi trường có thể gây kích ứng niêm mạc họng, dẫn đến sưng đau.

moi-truong-song-o-nhiem-co-the-dan-den-dau-hong.webp

Môi trường sống ô nhiễm có thể dẫn đến đau họng

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Các thói quen sinh hoạt không khoa học, điển hình như: Lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn; Hút nhiều thuốc lá; Thường xuyên uống nước đá lạnh; Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên rán… cũng có thể là nguyên nhân khiến niêm mạc họng bị tổn thương, kích ứng, dẫn đến đau họng, sưng viêm họng.

Chấn thương

Một số tai nạn lao động hoặc giao thông ảnh hưởng tới vùng cổ họng… hoặc đôi khi, do hét lớn, nói to hay nói chuyện liên tục trong thời gian dài mà không nghỉ dẫn đến căng cơ… là những chấn thương dễ gặp phải khiến cổ họng đau rát, sưng viêm.

Khối u

Các khối u ở họng, lưỡi và thanh quản cũng có thể gây ra triệu chứng đau họng, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở, đau tức ngực, đờm hoặc nước bọt lẫn máu… Nếu họng đau do nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý ác tính này, các triệu chứng sẽ không tự thuyên giảm hoặc biến mất sau vài ngày.

cac-khoi-u-o-hong-luoi-co-the-la-nguyen-nhan-gay-dau-hong.webp

Các khối u ở họng, lưỡi… có thể là nguyên nhân gây đau họng

>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!

Phương pháp chẩn đoán đau họng

Việc chẩn đoán đau họng cần dựa trên triệu chứng lâm sàng, thăm khám vùng họng và test viêm họng. Bác sĩ sẽ khai thác thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý, sau đó tiến hành sử dụng đèn soi thành họng sau, kiểm tra dấu hiệu sưng tấy và các mảng trắng. Và thăm khám vùng cổ và xương hàm để phát hiện tình trạng sưng của các hạch bạch huyết.

Nếu nghi ngờ đau họng do streptococcus, người bệnh sẽ được yêu cầu test viêm họng bằng cách: Dùng que có bông gòn (bông thấm nước) ở đầu, cọ xát vào niêm mạc họng, amidan rồi đem nhúng vào thuốc thử. Khoảng 1-2 phú sau nhỏ dung dịch thuốc thẻ và giấy chỉ thị màu, nếu đổi sang màu xanh lơ thì có thể kết luận là viêm họng do vi khuẩn streptococcus từ đó giúp bác sĩ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh cần phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác để tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau họng.

Phải làm gì khi bị đau họng? 

Để khắc phục tình trạng đau họng, bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà, điều trị bằng thuốc hoặc sử dụng các thảo dược. Cụ thể như sau:

Mẹo chữa đau họng tại nhà

Khi bị đau họng do dị ứng, la hét hoặc môi trường sống, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số mẹo đơn giản như súc họng bằng nước muối, làm ấm cổ họng thường xuyên,.... Cụ thể là:

- Súc họng với dung dịch nước muối pha loãng 0,9%: Nên pha muối với nước ấm để làm dịu cảm giác khó chịu vùng họng.

- Lựa chọn các loại thức uống ấm, trà thảo mộc như: Trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà… giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm cảm giác đau rát.

- Sử dụng máy tạo ẩm không khí: Giúp không khí trong phòng duy trì độ ẩm ở mức phù hợp, lọc sạch bụi bẩn, hạn chế niêm mạc họng bị kích ứng, giảm đau rát họng.

su-dung-may-tao-do-am-giup-cai-thien-dau-hong.webp

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cải thiện đau họng

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp đau họng do nguyên nhân bệnh lý, bạn cần tìm gặp chuyên gia để có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, một số thuốc có thể được chỉ định như:

- Kháng sinh phổ rộng (amoxicillin, clavulanate…) cho các đối tượng đau họng do nhiễm khuẩn.

- Thuốc gây tê tại chỗ (benzocaine, lidocaine, dyclonine…), thuốc kháng viêm, hạ sốt… giúp cải thiện triệu chứng.

- Nhóm thuốc corticosteroid đôi khi được sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có nguy cơ tắc nghẽn đường thở.

Sử dụng thảo dược

Một số thảo dược tự nhiên cũng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng cải thiện đau họng hiệu quả như:

- Rễ cam thảo: Trong y học cổ truyền, rễ cam thảo có tính ấm, vị ngọt, sử dụng để trị sưng, đau họng, viêm họng viêm amidan rất tốt.

- Tỏi: Allicin là một hoạt chất chứa nhiều trong tỏi, có khả năng đối phó tình trạng nhiễm trùng nhờ vào đặc tính kháng khuẩn.

- Lá tía tô: Có tính kháng khuẩn cao, giữ ấm tốt, kháng viêm, trị đau họng hiệu quả.

- Gừng: Có tính kháng khuẩn và bổ phế, kháng viêm mạnh, dùng trị các bệnh ho, đau rát, viêm họng

Đa phần các thảo dược giúp trị đau họng trên đều đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn có một số nhược điểm như: Mất thời gian chuẩn bị, đun sắc nên không phù hợp với những người bận rộn. Một số thảo dược có vị khó uống, hơn thế có thể tồn dư chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe nên khiến nhiều người e ngại.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên được bào chế với công nghệ tiên tiến, đã kiểm định chất lượng, chứng minh độ an toàn và cấp phép lưu hành. Điển hình là sản phẩm chứa thành phần chính Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, từ đó tăng cường miễn dịch, đồng thời có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Nhờ đó, Hinokitiol giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, giảm sưng đau họng hiệu quả và an toàn.

cay-tuyet-tung-do-chua-hoat-chat-hinokitiol-mot-monoterpenoid-tu-nhien-co-hoat-tinh-khang-khuan-khang-virus-chong-viem-manh.webp

Cây tuyết tùng đỏ chứa hoạt chất Hinokitiol - Một monoterpenoid tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm mạnh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa đau họng hiệu quả

Đau họng là tình trạng phổ biến và rất dễ tái phát. Do đó, để phòng ngừa đau họng, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, cần lau dọn thường xuyên để hạn chế bụi bẩn, ẩm mốc, lông động vật…

- Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, quét dọn nhà cửa hoặc làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm.

- Đảm bảo mặc đủ ấm, nhất là vùng đầu cổ trong mùa đông lạnh hoặc mưa rét.

- Vệ sinh mũi, họng, răng miệng sạch sẽ bằng nước muối kết hợp xịt mũi - họng để làm sạch hầu họng, ngăn chặn virus, vi khuẩn.

- Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng; Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

bo-sung-vitamin-c-giup-tang-suc-de-khang-co-the.webp

Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng cơ thể

Đau họng là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện do các bệnh lý đường hô hấp hoặc yếu tố bất lợi từ môi trường. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm được 11 nguyên nhân gây đau họng phổ biến cũng như cách đối phó với tình trạng này hiệu quả, an toàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại và giải đáp cho bạn. 

Links tham khảo

https://www.healthline.com/health/sore-throat

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/syc-20351635

https://www.cdc.gov/antibiotic-use/sore-throat.html