Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến hàng đầu ở cả người lớn và trẻ em. Vậy viêm họng là gì? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất? Cách phòng ngừa viêm họng và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Viêm họng là gì? 

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng khiến bộ phận này tổn thương, sưng đỏ, gây đau rát, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi. Bệnh phổ biến ở người lớn và trẻ em, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm, miễn dịch suy giảm.

Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến hàng đầu hiện nay, với hàng triệu người mắc phải mỗi năm, thường xảy ra vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Bởi họng là “ngã ba” của đường ăn và thở, phía trên thông với mũi xoang, phía dưới thông với thực quản và thanh quản nên rất dễ bị tổn thương do các yếu tố nội ngoại sinh khác nhau. Dựa vào các triệu chứng và thời gian kéo dài bệnh, viêm họng được chia thành 2 dạng:

- Viêm họng cấp tính: Tình trạng viêm chỉ kéo dài 1 - 2 tuần, các triệu chứng thường xảy ra đột ngột, dữ dội, có thể là biểu hiện của viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính hoặc khởi đầu cho một bệnh nhiễm khuẩn như: Cúm, cảm lạnh,…

- Viêm họng mạn tính: Tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát liên tục, thường là kết quả của tình trạng viêm cấp tái phát nhiều lần khiến niêm mạc họng bị tổn thương, thể hiện dưới ba hình thức chính: Xuất tiết, quá phát và teo. 

viem-hong-la-benh-duong-ho-hap-pho-bien.webp

Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến

>>> Xem thêm: Viêm mũi xoang là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị như thế nào?

Đâu là nguyên nhân gây viêm họng?

Hai nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng là virus và vi khuẩn. Theo thống kê, có tới gần 90% các trường hợp bị viêm họng là do virus như: Virus adeno, rhino, virus hợp bào đường thở, virus cúm, sởi,… Một số trường hợp cũng có thể mắc viêm họng do vi khuẩn gây ra như: Liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.Influenzae,... 

Ngoài ra, một số yếu tố từ môi trường như: Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống ô nhiễm, hút thuốc lá,... cũng dẫn đến viêm họng. Bên cạnh đó, viêm họng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý như: Viêm amidan, trào ngược axit dạ dày - thực quản,... 

Trong một số trường hợp, viêm họng xảy ra do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng như bụi, mạt nhà, phấn hoa, cỏ và lông thú cưng… 

nguyen-nhan-gay-viem-hong.webp

Nguyên nhân gây viêm họng 

Các triệu chứng viêm họng thường gặp

Đa phần, người mắc sẽ gặp các triệu chứng viêm họng bao gồm: Sốt, đau rát họng, khó nuốt, khàn giọng, cảm giác ngứa ở cuống lưỡi, ho,… Ngoài ra, tùy từng nguyên nhân, dấu hiệu khi bị viêm họng có thể khác nhau như sau:

- Viêm họng do virus: Họng sưng đau, chảy nước mắt, nước mũi, mệt mỏi, ho khan hoặc ho có đờm…

- Viêm họng do liên cầu khuẩn: Đau họng khó nuốt, sốt trên 38 độ C; Ớn lạnh; Đau đầu, đau cơ; Phát ban; Hạch sưng to kèm các mảng trắng hoặc vòm họng xuất hiện chấm đỏ li ti;...

- Viêm họng do dị ứng: Hắt hơi liên tục, sổ mũi, chảy nước mắt; Ngứa họng, cổ họng khô, ho khan…

Các biểu hiện viêm họng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng tương đối khó chịu, khiến người bệnh rất mệt mỏi, ăn uống kém, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, viêm họng không được điều trị triệt để, thường rất dễ tái phát, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Áp xe thành sau họng, sỏi amidan, phì đại amidan,...

- Viêm nhiễm các bộ phận lân cận như: Viêm thanh quản, viêm phế quản,...

- Đặc biệt, viêm họng kéo dài còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng.

viem-hong-tiem-an-nhieu-bien-chung-nguy-hiem.webp

Viêm họng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm 

>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!

Các phương pháp điều trị viêm họng phổ biến

Để điều trị viêm họng hiệu quả, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh (do virus, vi khuẩn hoặc yếu tố khác…) từ đó có hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, các phương pháp điều trị có thể được chỉ định cho người viêm họng bao gồm:

Điều trị bằng thuốc tây

Để điều trị viêm họng, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, kháng viêm, chống phù nề để cải thiện các triệu chứng ho đờm, đau rát họng… Trong một số trường hợp nhất định cần được kê thêm thuốc kháng sinh để tránh gây bội nhiễm. Vậy cụ thể, người bị viêm họng uống thuốc gì? Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến:

- Thuốc giảm ho, long đờm: Bromhexin, Dextromethorphan…

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen, ibuprofen…

- Thuốc kháng sinh, ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng: Penicillin, amoxicillin hoặc azithromycin…

- Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Cimetidin, Ranitidin…

- Thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin…

Lưu ý, người bệnh chỉ dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của chuyên gia, tuyệt đối không tự ý sử dụng, tránh để xảy ra tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm.

Điều trị viêm họng cấp tính tại chỗ 

Bên cạnh thuốc dùng đường uống, bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm họng cấp tính tại chỗ bằng cách xịt họng, súc họng, khí dung họng, viên ngậm. Các thuốc này có tác dụng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu triệu chứng đau họng, khô họng, khó chịu. Một số loại thuốc điều trị viêm họng tại chỗ thường là: Viên ngậm Dorithricin; Thuốc xịt chứa Corticoid; Thuốc súc họng chứa Povidon-iod,...

Ngoài dùng thuốc, với các trường hợp viêm họng mạn tính quá phát, hình thành các nang lympho kích thước lớn và tập trung thành từng đám phù nề (viêm họng hạt), người bệnh có thể được chỉ định đốt laser hoặc đốt lạnh.

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm họng

Yếu tố quyết định để cải thiện và phòng ngừa viêm họng hiệu quả đó chính là ngăn chặn sự xâm nhập virus, vi khuẩn ngay tại cửa ngõ đường hô hấp. Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm làm sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn ở niêm mạc mũi, họng có vai trò vô cùng quan trọng đến hiệu quả điều trị, phòng ngừa viêm họng. 

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên để làm sạch mũi họng hàng ngày, loại bỏ virus, vi khuẩn mà lại an toàn không có tác dụng phụ. Điển hình là sản phẩm có chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với chiết xuất lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO) giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, ngứa họng, viêm mũi - họng hiệu quả.

Đặc biệt, Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào để ức chế bộ máy sao chép của virus RNA và sau đó ngăn chặn sự nhân lên của virus. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, kháng viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang. 

Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người.

cay-tuyet-tung-do-chua-hinikitiol-mot-monoterpenoid-co-hoat-tinh-khang-khuan-manh.webp

Cây tuyết tùng đỏ chứa Hinokitiol - Một monoterpenoid có hoạt tính kháng khuẩn mạnh

Đâu là biện pháp phòng ngừa viêm họng hiệu quả?

Theo chuyên gia, phòng ngừa viêm họng cần phải xuất phát từ việc nâng cao thể trạng để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn. Đồng thời, cần hạn chế các nguồn có thể lây truyền bệnh. Do đó, bạn nên áp dụng một số biện pháp cần thiết sau đây:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc người bệnh,... để ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây lan gây viêm họng.

- Cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng mũi, họng khi chuyển mùa, trong thời tiết lạnh.

- Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và lành mạnh; Không nên ăn nhiều đồ quá lạnh hoặc nóng; Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể hấp thu vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa bệnh hiệu quả

- Có lịch sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học hợp lý; Giữ môi trường sống xung quanh luôn thoáng mát và sạch sẽ, tránh để phòng quá ẩm thấp hoặc có gió lùa.

- Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để cơ thể đối phó với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tốt nhất.

- Súc miệng bằng nước muối loãng, kết hợp sử dụng dung dịch xịt mũi, họng để làm sạch mũi, họng, tiêu diệt virus, vi khuẩn, loại bỏ tác nhân gây dị ứng.

suc-mieng-nuoc-muoi-giup-phong-ngua-viem-hong.webp

Súc miệng nước muối giúp phòng ngừa viêm họng

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm họng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh viêm họng. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên ăn và cần tránh khi bị viêm họng:

Người viêm họng nên ăn gì?

Khi bị viêm họng, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn là rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên người mắc nên sử dụng một số thực phẩm có lợi, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh như:

- Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp làm mát, giảm đau rát họng, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cam, ổi, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt chuông, súp lơ xanh…

- Thực phẩm giàu kẽm: Có vai trò tăng cường sức đề kháng, duy trì hoạt động khứu giác, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng viêm họng rất tốt. Những thực phẩm giàu kẽm như sò, hàu, thịt lợn, thịt bò, hạt bí ngô, hạt vừng,…

Người bị viêm họng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi, khi bị viêm họng, bạn nên tránh ăn các thực phẩm:

- Đồ ăn cay nóng: Dễ gây kích ứng niêm mạc họng, khiến triệu chứng viêm họng thêm nghiêm trọng, do đó, bạn nên tránh xa nhóm thực phẩm này. 

- Đồ ăn khô, cứng: Thường khó nuốt, dễ gây xước bề mặt niêm mạc họng, làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm họng.

- Đồ ngọt: Chứa nhiều arginine, đây là chất tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Ngoài ra, đồ ngọt còn gây tăng tiết dịch nhầy, làm tình trạng ho đờm do viêm họng nghiêm trọng hơn. 

nguoi-bi-viem-hong-khong-nen-an-do-ngot.webp

Người bị viêm họng không nên ăn đồ ngọt

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm họng, hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị, phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về viêm họng nói riêng, các bệnh đường hô hấp nói chung, đừng ngần ngại để lại bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn. 

Links tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/syc-20351635

https://www.nhs.uk/conditions/sore-throat/

https://www.healthline.com/health/sore-throat