Rất nhiều người bị viêm mũi dị ứng, với các triệu chứng tương đối khó chịu. Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Phân biệt với viêm mũi thông thường như thế nào? Cách đối phó với bệnh ra sao? Xem ngay những thông tin cần thiết trong bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng, sưng viêm không phải do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh tiến triển bởi cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, nhiệt độ lạnh, độ ẩm thay đổi đột ngột… 

Người bệnh viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện tương tự cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi và tăng áp lực xoang… Ngoài ra, các triệu chứng viêm mũi dị ứng không điển hình khác chẳng hạn như ù tai, ho, ngứa rát họng, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, sợ ánh sáng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kèm theo khóc nhiều, lười bú, chán ăn và khó ngủ do nghẹt mũi.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể kéo dài nhiều ngày đến vài tuần, gây ảnh hưởng tới công việc, sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người mắc. Bệnh diễn tiến dai dẳng không được điều trị đúng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm với các hệ lụy khó lường. Dựa theo mức độ và thời gian tiến triển, viêm mũi dị ứng thường được chia thành:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ): Là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng, sưng viêm xảy ra ở một vài thời điểm nhất định trong năm. Thường gặp vào mùa xuân vì có khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiều phấn hoa; Hoặc mùa đông vì thời tiết khô hanh, nhiệt độ thấp.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể không có chu kỳ): Là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng, tổn thương bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố gây dị ứng như lông động vật, bụi, nấm mốc,…

viem-mui-di-ung-la-benh-nhieu-nguoi-mac-phai.webp

Viêm mũi dị ứng là bệnh nhiều người mắc phải

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường

Để phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường, chuyên gia đưa ra các tiêu chí trong bảng dưới đây:

 

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi thông thường

Tiền sử

- Người bệnh đã có tiền sử liên quan đến dị ứng.

- Người có bố mẹ, anh chị em, hoặc người thân trong gia đình bị các bệnh liên quan tới dị ứng.

- Người bệnh thường không có tiền sử dị ứng. 

- Một số trường hợp có thể từng bị viêm mũi do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.

Nguyên nhân - Cơ chế bệnh

- Do cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên, kích hoạt histamin - một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây dị ứng. Niêm mạc mũi, xoang bị kích ứng, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm, gây ra các triệu chứng khó chịu.

Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng gồm:

- Môi trường bên ngoài: Phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất, nấm mốc, thời tiết thay đổi đột ngột…

- Nghề nghiệp: Bụi phấn ở trường học, sợi vải trong xưởng may, bụi gỗ tại xưởng mộc…

- Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, virus…

- Viêm mũi không do nhiễm trùng: Thường gặp nhất là viêm mũi vận mạch, xảy ra khi mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Triệu chứng

- Diễn biến nhanh, đột ngột, với các dấu hiệu điển hình như: Hắt hơi liên tục, sổ mũi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi 2 bên và ngứa mũi. 

- Có thể gặp các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng như ngứa mắt, chảy nước mắt đi kèm.

- Không đột ngột, ít hắt hơi nhưng nghẹt mũi nhiều.

- Có thể ngạt 1 bên mũi, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ. 

- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, rã rời toàn thân, có thể bị sốt và sợ lạnh.

Xét nghiệm - Chẩn đoán

- Ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thụ chất phóng xạ (RAST) phát hiện kháng thể IgE có thể được áp dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng.

- Ở người bệnh viêm mũi dị ứng, lượng tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) tăng đáng kể.

- Có rất ít các tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) ở người bị viêm mũi không do dị ứng.

Phương pháp điều trị

Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng là cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

- Hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để các thuốc điều trị chỉ giúp cải thiện triệu chứng, tránh bội nhiễm.

- Các thuốc thường dùng bao gồm:

+ Thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc uống giúp giảm nhẹ triệu chứng thể nhẹ và vừa.

+ Thuốc corticoid dạng xịt giúp kiểm soát viêm, giảm phù nề, ngăn ngừa biến chứng bội nhiễm.

+ Thuốc co mạch: Giúp giảm ngạt mũi, chảy nước mũi…

- Đối với viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc triệu chứng bệnh nghiêm trọng và kéo dài, đôi khi cần giải mẫn cảm.

Với viêm mũi không do dị ứng, thuốc điều trị tùy vào từng dạng bệnh, như sau:

- Viêm mũi vận mạch (không do nhiễm khuẩn): Thường sử dụng các thuốc cường giao cảm, hoặc ức chế phó giao cảm. Để chữa trị triệt để, người bệnh có thể được phẫu thuật cắt dây thần kinh ở hố chân bướm hàm trong hốc mũi.

- Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh thích hợp tùy vào nguyên nhân.

- Có thể kèm thêm thuốc xịt mũi để giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi không do dị ứng.

Những lưu ý trong phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cũng nên tuân thủ một số lưu ý dưới đây:

- Không nên nuôi chó, mèo trong nhà, hạn chế tiếp xúc với chúng ở mức tối đa. 

- Định kỳ thay giặt chăn, ga, gối nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho nấm mốc.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt.

- Không hút thuốc lá, hoặc tránh xa khói thuốc lá.

- Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc từng có tiền sử dị ứng, ví dụ như hải sản.

- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và lúc đi ngoài đường.

- Cần chủ động giữ ấm cơ thể, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh tắm quá khuya.

Bên cạnh đó, muốn cải thiện và phòng ngừa viêm mũi dị ứng, duy trì thói quen làm sạch đường mũi họng hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng cũng là việc hết sức quan trọng. Để làm được điều này, hiện nay, nhiều người đã tin dùng sản phẩm xịt mũi họng chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, Hinokitiol có khả năng đưa kẽm vào tế bào, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người, kể cả mầm bệnh kháng kháng sinh.

Bên cạnh thành phần chính Hinokitiol, sản phẩm xịt mũi họng này còn chứa nhiều thảo dược quý, có tác dụng kháng sinh, chống viêm mạnh như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất cần thiết. Do đó, đây là một công thức chuyên biệt, giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, loại bỏ tác nhân gây bệnh dị ứng; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hiệu quả. Sản phẩm thích hợp dùng hàng ngày, an toàn, không tác dụng phụ.

cay-tuyet-tung-do-giau-hinokitiol-hoat-chat-co-tac-dung-khang-khuan-chong-viem-manh.webp

Cây tuyết tùng đỏ giàu Hinokitiol - Hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Qua bài viết, hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi viêm mũi dị ứng là gì. Đồng thời, phân biệt được viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để đối phó với bệnh an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bệnh viêm mũi dị ứng, hãy để lại bình luận hoặc thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm giải đáp giúp bạn. 

Links tham khảo

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/ears-nose-and-throat/allergic-rhinitis

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/allergic-rhinitis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11449200/