Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là mẹo được nhiều người truyền tai nhau. Vậy có nên áp dụng phương pháp này cho người bị viêm mũi dị ứng? Cách thực hiện như thế nào để hiệu quả? Tham khảo ngay trong bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Có nên chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối?

Theo các chuyên gia, chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có tác dụng làm loãng dịch nhầy, “tống khứ” chúng ra ngoài và tạo điều kiện cho hệ thống màng nhày – lông chuyển của niêm mạc mũi hoạt động suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, các dị nguyên như nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, mạt bụi… gây kích ứng theo đó mà cũng được “dọn dẹp” khỏi hệ thống mũi xoang, hạn chế môi trường cho vi khuẩn và virus khác sinh sôi. Lúc này, các triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu sẽ thuyên giảm dần. Vì vậy, nếu ai còn đang thắc mắc: “Nên chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối không?” thì câu trả lời là có và hãy áp dụng càng sớm càng tốt.

Vậy tại sao chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối lại hiệu quả như vậy? Nước muối có khả năng sát khuẩn, làm sạch vết thương, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nước muối còn được sử dụng như chất sát khuẩn, làm sạch các hốc xoang, khoang mũi, loại bỏ một phần tác nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi ở người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Bạn có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối tự pha tại nhà theo tỉ lệ 9g muối và 100ml nước sạch, hoặc nước muối sinh lý đóng chai. Hiện nay nước muối sinh lý thường được các chuyên gia khuyên dùng bởi tính ổn định và vô khuẩn cao. Đây là dung dịch nước muối vô trùng và đẳng trương, ngang bằng với nồng độ NaCl bên trong cơ thể (0.9%). Với đặc tính sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi xoang, chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý thích hợp sử dụng cho tất cả các đối tượng như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú… 

nuoc-muoi-co-tinh-sat-khuan-cao.webp

Nước muối có tính sát khuẩn cao

>>> Xem thêm: Viêm mũi xuất tiết là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Để chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối hiệu quả, bạn có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với dịch chiết tỏi.  

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối bằng xịt rửa vùng mũi

Để chữa viêm mũi dị ứng bằng nước ép tỏi, bạn hãy chuẩn bị: Nước muối 0,9%; Xi lanh vô khuẩn dùng một lần (đã bỏ kim tiêm) hoặc dụng cụ rửa mũi. Lưu ý, Cần chú ý lựa chọn dụng cụ rửa mũi chất liệu an toàn với sức khỏe, kiểu dáng dễ sử dụng và vệ sinh sạch sẽ. Quy trình thực hiện theo các bước sau:

- Cho nước muối sinh lý vào dụng cụ rửa đến vạch hướng dẫn. Hoặc dùng xi lanh hút nước muối. 

- Ngồi trên ghế, đưa người về phía trước, đầu nghiêng 45 độ về phía đối diện bên mũi chuẩn bị xịt. Đưa vòi xi lanh vào ống mũi và xịt nhẹ nhàng với lượng nước muối vừa đủ. Trong khi xịt há miệng to để nước muối không chảy vào tai. Nếu dùng dụng cụ rửa mũi, trong tư thế tương tự như trên, đặt vòi rửa vào một bên mũi và nghiêng, bóp bình cho nước muối từ từ chảy vào mũi. Không đưa vòi rửa quá sâu vào mũi để tránh đụng chạm gây tổn thương niêm mạc. Nếu nước muối chảy xuống họng, bạn có thể điều chỉnh tư thế một chút. Làm tương tự với bên mũi còn lại, áp dụng 2 lần/ một bên mũi.

- Nước muối cùng tác nhân gây dị ứng và dịch nhầy sẽ chảy ra ngoài qua mũi còn lại. Có thể xì nhẹ để toàn bộ dịch trong mũi chảy ra hết, không ứ đọng trong hốc mũi.

chua-viem-mui-di-ung-bang-nuoc-muoi-sinh-ly-rat-tot.webp

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý rất tốt

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối kết hợp dịch chiết tỏi

Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối kết hợp dịch chiết tỏi giúp cải thiện các triệu chứng nhanh, hiệu quả. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm có tác dụng sát trùng, giải độc. Tỏi còn chứa các hoạt chất như allicin, diallyl sulfide,… có tác dụng ngăn cản sự phát triển và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Tỏi kết hợp với nước muối có tác dụng như loại kháng sinh tự nhiên làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng trong thời gian ngắn. 

Để chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối và tỏi, bạn cần chuẩn bị 3-4 tép tỏi, vải xô mềm, nước muối 0,9%. Xi lanh vô khuẩn dùng một lần (đã bỏ kim tiêm) hoặc dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. Sau đó, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

- Tỏi bóc sạch vỏ, giã hoặc xay nát, dùng vải xô ép lấy nước cốt.

- Pha dung dịch nước ép tỏi: Nước muối theo tỉ lệ 1:2.

- Dùng xi lanh hoặc dụng cụ rửa mũi hút dung dịch nước muối tỏi vừa pha.

- Thực hiện xịt rửa mũi tương tự như khi dùng nước muối ở phần trên. Lưu ý, bạn không nên nằm ngay sau khi rửa mũi. Khi muốn đi ra ngoài thì nên chờ ít nhất 15 phút để niêm mạc mũi có thời gian tái lập lại sự cân bằng.

ket-hop-toi-va-nuoc-muoi-tri-viem-mui-di-ung.webp

Kết hợp tỏi và nước muối trị viêm mũi dị ứng 

>>> Xem thêm: Top 12 thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay - Xem ngay!

Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối muốn có hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn cần phải lưu ý các vấn đề dưới đây:

- Để tránh lạm dụng việc “tẩy rửa”, làm mất đi lớp màng nhầy tự nhiên của niêm mạc mũi, khiến bộ phận này dễ tổn thương, bạn không nên rửa mũi bằng nước muối kết hợp dịch chiết tỏi quá 2 lần/ngày. Chỉ áp dụng phương pháp này trong thời gian 4-5 ngày. Sau đó nghỉ một hai ngày rồi lại tiếp tục thực hiện nếu cần thiết.

- Khi có các bệnh lý kèm theo như viêm tai giữa, viêm xoang, dị hình vách ngăn, polyp mũi… thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 

- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi,… Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, ngăn vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất. Vận động thường xuyên, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý…

- Đặc biệt, để tăng hiệu quả làm sạch mũi, xoang, loại bỏ tác nhân gây dị ứng; Cải thiện nhanh triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi; Đồng thời tăng cường miễn dịch hô hấp; Chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Đặc biệt, Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào để ức chế bộ máy sao chép của virus RNA và sau đó ngăn chặn sự nhân lên của virus. Đồng thời có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, chống viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang. 

tap-the-duc-the-thao-giup-nang-cao-suc-de-khang-phong-ngua-viem-mui-di-ung.webp

Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối cũng là một cách nhằm cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm được cách thực hiện phương pháp này đúng và an toàn. Nếu còn thắc mắc về viêm mũi dị ứng và các bệnh đường hô hấp khác, hãy để lại thông tin hoặc câu hỏi trong phần bình luận, chúng tôi sẽ sớm giải đáp giúp bạn.

Links tham khảo

https://evidentlycochrane.net/health-benefits-saltwater-allergic-rhinitis-hayfever-dust-mite/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6513421/

https://www.cochrane.org/news/featured-review-saline-irrigation-allergic-rhinitis