Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến, gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nhiều người thắc mắc, viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Dưới đây là top 12 thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay. Đừng bỏ lỡ!
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên ngoài môi trường như: Nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, thời tiết… Theo chuyên gia, muốn điều trị viêm mũi dị ứng, ngoài kiểm soát sự tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh phải sử dụng thêm các loại thuốc để cải thiện triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi… hiệu quả. Hiện nay, các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thường được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Thuốc uống, thuốc xịt, thuốc nhỏ… Dưới đây là 12 loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Acrivastine
Một trong số những loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người sử dụng nhất phải kể đến Acrivastine. Thuốc có chứa chất kháng histamin, không gây buồn ngủ, tác dụng chống sung huyết mũi, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, nghẹt mũi…
Liều dùng: Sử dụng mỗi ngày 1-3 viên, không dùng quá 3 viên trong 24h để tránh gây tác dụng phụ.
Tác dụng phụ: Acrivastine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, rối loạn giấc ngủ…
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Acrivastine
Thuốc Beclomethasone dipropionate chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Beclomethasone dipropionate có tác dụng chống viêm rất tốt, chỉ định trong những trường hợp mắc bệnh viêm mũi, hen cấp tính, dị ứng da, phòng ngừa tái phát polyp,... Beclomethasone dipropionate được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Dạng hít, dạng bôi, dạng uống… Tùy từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn phù hợp.
Liều dùng: Sử dụng khoảng 50 microgam mỗi lần, ngày dùng 3-4 lần. Thời gian sử dụng tối đa từ 2-3 tuần, ngưng dùng thuốc nếu không đạt hiệu quả như ý.
Tác dụng phụ: Thuốc Beclomethasone dipropionate có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm nấm Candida ở miệng và họng, ngứa da, viêm họng, ho, ù tai, chảy máu cam, đau nhức cơ…
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Telfast®
Telfast® là một loại thuốc đặc trị viêm mũi dành cho cả người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nghẹt mũi.
Liều dùng: Sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng này tối đa 120g/ngày. Telfast® chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.
Tác dụng phụ: Sử dụng Telfast® trong thời gian dài có thể gây ra một số triệu chứng như khô miệng, mệt mỏi, đau đầu, đầu óc choáng váng, giảm tiểu cầu, suy gan, hạ huyết áp,…
Telfast® là thuốc chữa viêm mũi dị ứng khá phổ biến
>>> Xem thêm: Khắc phục viêm mũi dị ứng thời tiết cực dễ nhờ 9 mẹo đơn giản
Thuốc xịt Aladka trị viêm mũi dị ứng
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Aladka cũng được sử dụng khá phổ biến. Aladka sản xuất dưới dạng xịt, giúp giảm nhanh các cơn đau nhức, chống sung huyết, làm thông mũi và kháng khuẩn hiệu quả. Hoạt chất Neomycin sulfat có trong thành phần của thuốc xịt mũi Aladka giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng, viêm xoang như: Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Klebsiella…
Liều dùng: Mỗi ngày dùng 2-4 lần, mỗi lần xịt 1-2 nhát, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc xịt mũi Aladka thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, đau nhức mũi, đau đầu.
Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị nhiễm nấm, tắc ruột, sốt rét hoặc nhiễm khuẩn lao hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thuốc Otrivin 0.1% điều trị viêm mũi dị ứng
Otrivin 0.1% là thuốc chữa viêm mũi dị ứng với thành phần chính Xylometazoline được bào chế thành dạng nhỏ giọt. Có tác dụng loại bỏ dịch tiết ra khỏi khoang mũi, làm thông thoáng đường thở, chống sung huyết.
Liều dùng: Mỗi ngày nhỏ 1 lần, mỗi lần tối đa 3 giọt.
Tác dụng phụ: Otrivin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, gây nóng rát cổ họng, niêm mạc mũi bị khô, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm thị lực, phát ban, phù mạch…
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Otrivin 0.1% là thuốc chữa viêm mũi dị ứng nhiều người dùng
Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng Hadocort
Hadocort là loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn. Thuốc sản xuất dưới dạng xịt, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, Hadocort còn có tính kháng sinh mạnh nên cũng được sử dụng trong những trường hợp bị viêm xoang, nhiễm trùng mắt, ngăn ngừa các biến chứng.
Liều dùng: Sử dụng lần đầu tiên xịt từ 1-2 giọt/ lần, cách nhau 2 tiếng. Đối với liều duy trì hàng ngày xịt 1-2 giọt/ lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Hadocort trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như dị ứng toàn thân, suy giảm thị lực, nhiễm trùng mắt, bào mòn giác mạc…
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, hoặc người mẫn cảm với những thành phần của thuốc.
>>> Xem thêm: Viêm mũi xuất tiết là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng Nasonex
Thuốc nhỏ mũi Nasonex có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhờ cơ chế kháng histamin, chống viêm hiệu quả. Thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi sổ mũi.
Liều dùng: Xịt mỗi bên mũi một lần duy nhất trong ngày.
Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng Nasonex quá liều trong thời gian dài có thể khiến mũi bị kích ứng, đau rát, chảy máu mũi, nhiễm khuẩn.
Chống chỉ định: Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi và các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Thuốc xịt mũi Rhinocort điều trị viêm mũi dị ứng
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Rhinocort giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi, hắt xì, nghẹt mũi. Đồng thời chống dị ứng, kháng viêm và ức chế hệ miễn dịch.
Liều dùng: Xịt thuốc trực tiếp vào mũi 2 lần/ngày, tương đương 256 microgram/ ngày.
Tác dụng phụ: Sử dụng Rhinocort quá liều trong thời gian có thể gây kích ứng nhẹ ở cổ họng, ngứa cổ, ho, khàn tiếng. Bên cạnh đó, thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida ở vùng miệng và hầu họng, co thắt phế quản.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi và những người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thuốc xịt mũi Rhinocort chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Taisho cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Taisho cũng là thuốc chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người lựa chọn. Thành phần Naphazoline hydrochloride trong thuốc có tác dụng giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, sung huyết và chảy nước mũi.
Liều dùng: Đối với trẻ em từ 7-15 tuổi: Xịt mỗi lần 1 nhát cho mỗi bên mũi. Đối với người lớn và trẻ >15 tuổi: Xịt mỗi bên mũi 2 nhát. Tối đa 6 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 7 tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thuốc viên chữa viêm mũi dị ứng Chikunain Kobayashi
Chikunain Kobayashi là thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang hiệu quả đến từ Nhật Bản, chiết xuất từ 9 thành phần thảo dược tự nhiên. Chikunain Kobayashi giúp cải thiện nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, giúp mũi thông thoáng.
Liều dùng: Chikunain Kobayashi được sử dụng tối đa 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, nên uống sau bữa ăn 30 phút với nước ấm.
- Trẻ em từ 5-7 tuổi nên uống tối đa 4 viên/ngày.
- Trẻ em 7-15 tuổi uống tối đa 6 viên/ ngày.
- Người lớn và trẻ >15 tuổi uống tối đa 8 viên/ ngày.
Chống chỉ định: Người có cơ địa nhạy cảm, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi.
Thuốc Allegra FX chữa viêm mũi dị ứng
Trong các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiện nay, Allegra FX cũng được nhiều người bệnh lựa chọn. Thuốc có tác dụng cải thiện nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Liều dùng: Mỗi ngày uống tối đa 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 1 viên.
Tác dụng phụ: Một số phản ứng phụ có thể gặp phải như: Buồn nôn, chóng mặt, dạ dày cồn cào, tiêu chảy, táo bón, ù tai, khó thở, đau ngứa mắt,…
Chống chỉ định: Những người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Thuốc Allegra FX chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Pseudoephedrine
Pseudoephedrine là loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến trong nhiều đơn thuốc. Thuốc làm co mạch máu dưới lớp niêm mạc mũi và giảm nhanh tình trạng phù nề, sung huyết, giúp thông thoáng khoang mũi.
Liều dùng: Mỗi lần sử dụng 60g, cách nhau từ 4-6 tiếng. Liều dùng duy trì 120g/ lần, mỗi lần uống cách nhau ít nhất 12 tiếng.
Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Pseudoephedrine quá liều trong thời gian dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm về hệ thần kinh và tim mạch. Kèm theo đó là các triệu chứng buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau đầu, phát ban, chán ăn, yếu cơ, bồn chồn, tay chân bủn rủn…
Chống chỉ định sử dụng: Trẻ < 15 tuổi, người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai, đang cho con bú.
>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!
Một số lưu ý người bệnh cần nắm để sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn
Theo các chuyên gia, để sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng do bác sĩ kê đơn sau khi được thăm khám, chẩn đoán bệnh. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tùy tiện, đặc biệt là với các đối tượng như phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Nên kết hợp sử dụng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm… để loại bỏ khói bụi, các tác nhân gây dị ứng ra khỏi môi trường sống.
- Duy trì thói quen làm sạch đường mũi họng hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng. Để làm được điều này, hiện nay, nhiều người đã tin dùng sản phẩm chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào để ức chế bộ máy sao chép của virus RNA và sau đó ngăn chặn sự nhân lên của virus. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, chống viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang. Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các thảo dược quý như chiết xuất lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO) giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả hơn; Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, loại bỏ tác nhân gây bệnh dị ứng; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hiệu quả.
- Trong quá trình sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ các dị nguyên
Trên đây là 12 loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã nắm được thêm những kiến thức cần thiết để đối phó với viêm mũi dị ứng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi hoặc thông tin liên lạc, chúng tôi sẽ sớm liên hệ và giải đáp giúp bạn.
Links tham khảo
https://familydoctor.org/condition/allergic-rhinitis/