Nhiều người gặp phải tình trạng cổ họng bị sưng, nuốt vướng, ngứa họng,... ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy cổ họng bị sưng là do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không? Đâu là cách điều trị hiệu quả? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết cổ họng bị sưng

Cổ họng bị sưng 1 bên hoặc cả 2 bên thường xảy ra khi niêm mạc họng bị kích ứng, tổn thương, dẫn đến vướng víu, ngứa họng, đau rát, gây cảm giác khó chịu cho người mắc. Để nhận biết cổ họng bị sưng, người bệnh có thể thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:

- Quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy niêm mạc họng đỏ, nóng và sưng hơn bình thường, 2 khối amidan bệnh cạnh họng sưng to. 

- Cảm thấy nuốt vướng, ngứa họng, họng khô rát, nuốt nước bọt cũng thấy đau.

- Tình trạng sưng cổ họng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, khàn tiếng, ho khan, ho kèm đờm…  

Cổ họng bị sưng là do đâu?

Hầu hết các trường hợp cổ họng bị sưng đau là do virus, vi khuẩn tấn công gây viêm họng, viêm amidan, sởi, tay chân miệng,... Cùng tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân này ngay dưới đây.

Cảm lạnh thông thường

Đây là bệnh lý cực kỳ phổ biến, thường gặp hơn ở trẻ em và do virus gây ra. Người mắc cảm lạnh thường có biểu hiện ngứa họng, sưng đau cổ họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, mệt mỏi… Cảm lạnh có thể tiềm ẩn các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Bạn cần tới thăm khám sớm, đặc biệt khi có các dấu hiệu khó thở, nuốt vướng, đau nhức xoang, đau tai…

Cúm khiến cổ họng sưng đau

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus rất phổ biến, đặc trưng bởi các dấu hiệu tương tự như cảm lạnh như: Sốt, ngứa rát họng, cổ họng sưng đau, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi,... Tuy nhiên, triệu chứng cúm thường khởi phát đột ngột và nghiêm trọng hơn cảm lạnh. Những đối tượng có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng khi mắc cúm là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, mắc bệnh mạn tính hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.

cum-khien-nguoi-benh-ngua-rat-sung-dau-co-hong.webp

Cúm khiến người bệnh ngứa rát, sưng đau cổ họng

Cổ họng bị sưng đau do các bệnh viêm đường hô hấp trên

Theo các chuyên gia, cổ họng bị sưng đau thường là biểu hiện điển hình của các bệnh viêm đường hô hấp trên như: 

- Viêm họng: Cổ họng bị sưng, đau rát, khô ngứa họng, khàn tiếng, ho đờm, sốt… là những triệu chứng đặc trưng của viêm họng. Bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Viêm họng khi không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả rất dễ tái phát và tiềm ẩn các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

- Viêm amidan: Triệu chứng của tình trạng này tương tự như viêm họng, do đó, cổ họng bị sưng khó nuốt cũng là một biểu hiện điển hình. Ngoài ra, người bị viêm amidan cũng có một số biểu hiện khác như hơi thở có mùi, mệt mỏi, đau đầu, xuất hiện chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm họng… Nguyên nhân hàng đầu gây viêm amidan là virus, vi khuẩn.

Các bệnh truyền nhiễm cấp tính khiến cổ họng bị sưng đau

Tình trạng cổ họng bị sưng kèm theo cảm giác đau rát có thể là hệ quả của nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính chẳng hạn như:

- Bệnh sởi: Thường gặp ở trẻ nhỏ do virus Paramyxovirus gây ra và bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm đông – xuân. Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm: Sốt, ho khan, cổ họng sưng đau, phát ban,…

- Bệnh chân tay miệng: Thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc trưng bởi các biểu hiện như sốt cao, nổi nhiều mụn nước ở lòng bàn tay, chân, miệng. Đặc biệt, những mụn nước hình thành trong miệng khiến trẻ có cảm giác sưng đau ở cổ họng, khó chịu, nuốt vướng…

co-hong-bi-sung-dau-co-the-la-dau-hieu-cua-cac-benh-truyen-nhiem-cap-tinh.webp

Cổ họng bị sưng đau có thể là dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm cấp tính

Trào ngược dạ dày thực quản 

Đây là hiện tượng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, họng khiến niêm mạc họng tổn thương, kích ứng, gây ra các triệu chứng sưng đau cổ họng, ho, khàn tiếng. Một số dấu hiệu khác của viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản đó là nóng rát lồng ngực, cảm giác vướng cổ, dễ ói ra thức ăn…

Cổ họng bị sưng đau do một số thói quen xấu

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, cổ họng bị sưng đau cũng có thể xuất hiện khi bạn duy trì một số thói quen xấu bao gồm:

- Không đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi. 

- Ăn kem, uống nước đá, ăn nhiều đồ cay, nóng… 

- Vệ sinh răng miệng, họng kém hoặc không đúng cách.

>>> Xem thêm: 11 nguyên nhân gây đau họng thường gặp - Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Cổ họng bị sưng có nguy hiểm không?

Cổ họng bị sưng đau đa phần là triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp như: Viêm họng, viêm amidan,… Do đó, nếu người bệnh sớm áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm, biến chứng nghiêm trọng cũng ít khi xảy ra.

Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, không có biện pháp điều trị và phòng ngừa đúng, tình trạng sưng đau ở cổ họng do viêm đường hô hấp có thể diễn biến theo chiều hướng xấu, bệnh tái phát thường xuyên và dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Viêm nhiễm kéo dài khiến niêm mạc hầu, họng, xoang bị tổn thương, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng sang những cơ quan lân cận, dẫn đến những bệnh nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm thanh quản,... Nếu cổ họng sưng đau là do liên cầu tan huyết, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm khớp, viêm tim do độc tính của chủng vi khuẩn này không chỉ khu trú tại chỗ mà còn xâm nhập vào đường máu.

co-hong-sung-dau-co-the-dan-den-bien-chung-nghiem-trong-khi-khong-duoc-dieu-tri-dung-cach.webp

Cổ họng sưng đau có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khi không được điều trị đúng cách

Cổ họng bị sưng điều trị như thế nào?

Sưng đau cổ họng gây cho người bệnh nhiều phiền toái, hoạt động ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn. Bởi vậy, cần sớm có phương pháp điều trị phù hợp để sớm chấm dứt được tình trạng này. Vậy cần làm gì khi cổ họng bị sưng? Dưới đây là các biện pháp điều trị cổ họng bị sưng đau phổ biến.

Dùng thuốc kháng sinh, giảm viêm tây y

Nếu bạn đang thắc mắc không biết cổ họng bị sưng đau uống thuốc gì cho nhanh khỏi thì câu trả lời đầu tiên đó là các thuốc kháng sinh, chống viêm. Tùy thuộc vào tình trạng sưng đau cổ họng, triệu chứng mắc kèm và nguyên nhân mà lựa chọn dùng 1 hay nhiều loại thuốc kết hợp với nhau. Các nhóm thuốc phổ biến bao gồm:

- Cổ họng sưng đau do virus: Điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm - chống phù nề, thuốc giảm tiết, nghẹt mũi, thuốc ho để cải thiện triệu chứng như ibuprofen, paracetamol, codeine, guaifenesin, dextromethorphan, prednisolone, dexamethasone, khí dung corticoid, thuốc xịt mũi - họng…

- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, gây sưng đau cổ họng, điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Một số loại kháng sinh thường dùng là amoxicillin, cefaclor, cefuroxim, erythromycin, azithromycin, clarithromycin…

- Bù dịch và điều trị triệu chứng: Đối với những trường hợp bị sưng đau cổ họng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, người bệnh sẽ được chỉ định bù dịch kết hợp với những loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng ho, ngứa họng,... Đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

thuoc-tay-giup-cai-thien-trieu-chung-sung-dau-co-hong.webp

Thuốc tây giúp cải thiện triệu chứng sưng đau cổ họng

Cải thiện cổ họng bị sưng bằng thảo dược

Bên cạnh dùng thuốc tây, nhiều loại thảo dược cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng cổ họng sưng đau và một số triệu chứng khó chịu khác do viêm đường hô hấp gây ra. Các loại thảo dược phổ biến như:

- Lá bạc hà: Các hoạt chất trong lá bạc hà có tính kháng khuẩn, giúp giảm sưng đau, ngứa rát cổ họng, tiêu viêm và long đờm rất tốt. Vì thế, bạn có thể uống từ 1-2 ly trà bạc hà ấm mỗi ngày để làm dịu tổn thương, cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

- Gừng tươi: Chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm và ức chế các hoạt động của virus mạnh mẽ. Do đó, ngậm vài lát gừng tươi có thể giúp giảm triệu chứng ho, sưng đau cổ họng rất tốt.

Ngoài lá bạc hà, gừng tươi, bạn cũng có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên khác như quất, hẹ, lá húng chanh, lá đinh hương, nghệ… để cải thiện tình trạng cổ họng bị sưng đau cũng rất tốt.

Hầu hết các thảo dược kể trên đều có tác dụng cải thiện tình trạng cổ họng bị sưng. Tuy nhiên, nhược điểm là tác dụng thường khá chậm, cách chế biến cầu kỳ, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong nhiều ngày. Chưa kể một số thảo dược cũng không được kiểm định chất lượng, có thể tồn dư chất bảo quản thực vật, thuốc trừ sâu,... thiếu an toàn khi sử dụng. 

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên được bào chế với công nghệ hiện đại đã được kiểm định chất lượng, độ an toàn và cấp phép lưu hành. Điển hình là sản phẩm chứa thành phần chính Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… để cải thiện sưng đau cổ họng hiệu quả và an toàn. Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, có khả năng mang kẽm vào trong tế bào giúp tăng cường miễn dịch hô hấp, từ đó giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị viêm đường hô hấp hiệu quả.

cay-tuyet-tung-do-chua-hinokitiol-mot-monoterpenoid-co-hoat-tinh-khang-khuan-manh.webp

Cây tuyết tùng đỏ chứa Hinokitiol - Một monoterpenoid có hoạt tính kháng khuẩn mạnh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Các biện pháp phòng ngừa cổ họng bị sưng đau

Sưng đau cổ họng chủ yếu do viêm đường hô hấp nên rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn cần:

- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông hoặc thời tiết đột ngột chuyển lạnh, hạn chế la hét, nói chuyện quá nhiều. Bên cạnh đó người bệnh cần tránh sử dụng các loại rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng hoặc thực phẩm quá lạnh.

- Sử dụng khẩu trang khi di chuyển ngoài trời và đến những nơi đông người, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối loãng, xịt mũi - họng thảo dược để vệ sinh mũi, họng mỗi ngày.

- Sử dụng máy lọc không khí, trồng nhiều cây xanh và thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. 

- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể bằng chế độ sinh hoạt hợp lý, bổ sung dinh dưỡng khoa học (sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3, khoáng chất…) và thường xuyên tập thể dục (bơi lội, chạy bộ, đi bộ, yoga…).

Cổ họng bị sưng đau thường là triệu chứng điển hình của các bệnh viêm đường hô hấp. Chỉ một số ít trường hợp sưng đau cổ họng là do thói quen sinh hoạt hoặc biểu hiện của các bệnh truyền nhiễm cấp tính. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết và nắm được các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này về những vấn đề bạn đang gặp phải. Chúng tôi sẽ giải đáp sớm cho bạn!

Links tham khảo

https://www.cdc.gov/antibiotic-use/sore-throat.html

https://familydoctor.org/condition/sore-throat/

https://www.healthdirect.gov.au/sore-throat