Chào bác sĩ! Tôi muốn hỏi, viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi dùng để đạt hiệu quả tốt? Gần đây, tôi có chuyển nhà để gần nơi làm việc hơn. Nhưng khu vực này khá bụi bặm, môi trường ô nhiễm, khiến tôi hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nghẹt mũi vào sáng sớm. Tôi có tìm hiểu thì biết đây là triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Mong bác sĩ tư vấn sớm. Tôi cảm ơn!
Trả lời:

Chào bạn! Theo như chia sẻ, do mới chuyển về nhà mới, nơi có nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm nên bạn gặp các triệu chứng như hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nghẹt mũi vào sáng sớm. Đây là biểu hiện khá đặc trưng của viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là khi thời tiết thay đổi hay không khí ô nhiễm. 

Tùy theo cơ địa từng người mà tác nhân gây dị ứng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là các chất bay hơi, khói bụi hoặc phấn hoa. Trong trường hợp của bạn thì rất có thể do môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi khiến niêm mạc mũi bị kích ứng, dẫn đến viêm mũi dị ứng.

o-nhiem-moi-truong-co-the-gay-viem-mui-di-ung.webp

Ô nhiễm môi trường có thể gây viêm mũi dị ứng

Bạn có thắc mắc rằng, viêm mũi dị ứng uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt. Hiện nay, các thuốc trị viêm mũi dị ứng thường dùng có thể ở nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm thuốc uống, thuốc xịt mũi, viên ngậm hay tiêm… Dưới đây là các thuốc chữa viêm mũi dị ứng phổ biến.

- Nhóm thuốc kháng Histamin như Clorpheniramin, Levocetirizine, Fexofenadine, Acrivastine, Loratadin,... thường được chỉ định điều trị trong hầu hết trường hợp bị viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi. Tuy nhiên, thuốc dễ gây buồn ngủ và giảm độ tập trung khi sử dụng. Vì vậy, cần hạn chế dùng thuốc khi đang lái xe, điều khiển máy móc,... Ngoài ra, nhóm thuốc kháng này có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn như khô mắt, táo bón, chóng mặt nhẹ,...

- Nhóm thuốc Corticoid như Beclomethasone, Budesonide, Ciclesonide, Fluticasone, Triamcinolone… có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng mạnh. Thuốc sử dụng để điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, ứ tắc dịch trong các xoang,... của viêm mũi dị ứng. Bạn lưu ý, không lạm dụng thuốc vì có thể khiến khả năng miễn dịch của niêm mạc hô hấp bị kém đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus dễ gây bệnh.

- Thuốc thông mũi giúp giảm nghẹt mũi và giảm áp lực gây ra tình trạng sưng nề, sung huyết trong niêm mạc mũi. Thuốc thông mũi thường dùng là: Naphazolin,  Xylometazolin, Phenylephrine,... Thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp, không thích hợp cho những người bị tăng huyết áp hay bệnh tim mạch. Bạn cũng không nên dùng thuốc dạng xịt quá 2–3 ngày vì có thể gây phụ thuộc thuốc.

- Thuốc kháng Leukotriene như Montelukast, Zafirlukast giúp ngăn tác động của hóa chất trung gian góp phần gây ra những triệu chứng viêm mũi dị ứng có tên leukotriene. Thuốc đặc biệt phù hợp cho những người bị viêm mũi dị ứng kèm hen suyễn.

- Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Penicillin,... thường được dùng cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm vi khuẩn. Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định dùng nhóm Cephalosporin trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn tái phát nhiều lần, có dấu hiệu kháng thuốc. Để đạt hiệu quả tốt, cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, để tránh gặp phải một số phản ứng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,...

thuoc-khang-sinh-chi-dinh-cho-nguoi-viem-mui-di-ung-boi-nhiem.webp

Thuốc kháng sinh chỉ định cho người viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Bên cạnh đó, để cải thiện và phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả, bạn cần duy trì thói quen làm sạch đường mũi họng hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng là điều hết sức quan trọng. Hơn nữa, do đặc điểm là viêm mũi dị ứng sẽ tái phát thường xuyên, thậm chí là hàng ngày khi tiếp xúc phải hơi, khí kích ứng. Bởi vậy, việc dùng các thuốc tây y hàng ngày, trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ cũng tăng lên. 

Hiện nay, nhiều người đã tin dùng sản phẩm chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với chiết xuất lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO). Nghiên cứu tại Mỹ năm 2021 cho thấy, Hinokitiol - một monoterpenoid tự nhiên có tác dụng đưa kẽm vào tế bào, tăng cường hệ miễn dịch; Đồng thời kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Sản phẩm giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, loại bỏ tác nhân gây bệnh dị ứng; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn, không có tác dụng phụ khi dùng hàng ngày. 

cay-tuyet-tung-do-chua-hinokitiol-mot-hoat-chat-co-tac-dung-khang-khuan-chong-viem-manh.webp

Cây tuyết tùng đỏ chứa Hinokitiol - Một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Như vậy, hẳn bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Và những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác đừng ngần ngại để lại bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn. Chúc bạn sớm cải thiện bệnh!

Chuyên gia Tai mũi họng