Viêm mũi dị ứng là tình trạng nhiều người gặp phải. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như hắt hơi sổ mũi liên tục, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt… dai dẳng, khó kiểm soát. Do đó, tìm hiểu về các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng là thông tin được nhiều người quan tâm. Xem ngay các biện pháp cải thiện viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Những tác nhân bên ngoài môi trường như khói bụi, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lông động vật… đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Tình trạng này thường xuất hiện kèm theo các bệnh về tai - mũi - họng khác như viêm tai giữa, viêm xoang, hen suyễn…
Dựa theo đặc điểm và mức độ tái phát, viêm mũi dị ứng được chia thành 2 dạng gồm:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ): Là tình trạng viêm mũi dị ứng xảy ra ở một vài thời điểm nhất định trong năm. Nguyên nhân thường do cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên thay đổi theo mùa như phấn hoa, thời tiết,…
- Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể không có chu kỳ): Xảy ra bất cứ khi nào gặp phải tác nhân dị ứng như nấm mốc, mạt bụi, lông động vật, khói thuốc,…
Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến ở nhiều người
Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi… dẫn đến nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập hàng ngày. Vì vậy, cần phát hiện bệnh sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời để kiểm soát tốt triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn.
Hiện nay, các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến bao gồm: Sử dụng thuốc, liệu pháp miễn dịch. Bên cạnh đó, một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà, kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý cũng giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc chủ yếu làm giảm triệu chứng nhanh, phòng ngừa biến chứng. Cách điều trị này chỉ giúp khống chế và giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng trong khi dùng thuốc hoặc sau 1 thời gian ngắn. Người bệnh có thể tái phát các triệu chứng ngay khi tiếp xúc với dị nguyên. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:
- Thuốc kháng histamin như Loratadin, Cetirizine, Fexofenadine... có tác dụng ức chế histamin, giúp giảm các triệu chứng của bệnh như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi…
- Thuốc thông mũi như Phenylephrine, Pseudoephedrine,… giúp giảm nghẹt mũi và xoang. Bạn không nên sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 3 ngày vì nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc xịt mũi chứa corticoid như Mometasone, Budesonide, Fluticasone,… giúp làm giảm tình trạng viêm và các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
- Thuốc ức chế leukotriene: Đây là nhóm thuốc kê đơn dùng để ngăn chặn hoạt động của leukotriene – hóa chất trung gian của quá trình viêm, từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng.
- Corticoid đường uống thường được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng.
Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng giúp cải thiện triệu chứng khó chịu
Điều trị viêm mũi dị ứng đặc hiệu
Biện pháp này thường chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng khi tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh và thường hiệu quả hơn ở dạng viêm mũi dị ứng theo mùa. Bác sĩ sẽ đưa lượng dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) với lượng tăng dần, cách quãng vào cơ thể người bệnh để tạo kháng thể bao vây, làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch, giúp điều trị viêm mũi dị ứng triệt để. Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp:
- Triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
- Người bệnh không thể tránh được các yếu tố gây dị ứng.
- Điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
Một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Ngoài dùng thuốc tây, các mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà cũng được nhiều người áp dụng vì tương đối hiệu quả lại khá an toàn. Một số mẹo trị viêm mũi dị ứng phổ biến như:
- Gừng tươi: Gừng có tác dụng tương tự thuốc kháng histamine tự nhiên. Thảo dược này cũng giúp kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng rất tốt. Do đó, bạn có thể nấu hỗn hợp nước gồm 1 thìa gừng băm, vài lát đinh hương và miếng quế nhỏ sôi kỹ trong 5 phút. Sau đó chờ nguội bớt thì thêm một chút mật ong và nước cốt chanh vào. Uống trà thảo dược này tối đa 3 lần mỗi ngày trong mùa dị ứng.
- Rửa mũi bằng nước muối: Một nghiên cứu năm 2008 công bố trong ấn phẩm chính thức của Hội Y học Tiểu bang Wisconsin, Mỹ cho thấy rằng việc rửa mũi bằng nước muối thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.. Bởi vậy, bạn hãy trộn 1 muỗng cà phê muối cùng 2 bát nước ấm, khuấy đều. Rửa mũi bằng hỗn hợp thu được một vài lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện.
- Giấm táo: Dùng giấm táo cũng là một mẹo chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Nhờ đặc tính kháng sinh và kháng histamin, giấm táo giúp giảm triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi… Bạn có thể thêm 2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm. Thêm 1 muỗng cà phê mật ong và nước cốt chanh vào hỗn hợp này, sau đó khuấy đều. Uống 3 lần mỗi ngày trong mùa dị ứng hoặc đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
Rửa mũi bằng nước muối giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng
Xịt mũi họng thảo dược - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng
Muốn cải thiện và phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả, ngoài kiểm soát yếu tố gây dị ứng, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên duy trì thói quen làm sạch đường mũi họng hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng.
Do đó hiện nay, nhiều người đã tin dùng nên sản phẩm xịt mũi họng chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol là hoạt chất mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các công trình nghiên cứu trên thế giới đều nhận định rằng, Hinokitiol có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Đặc biệt, khả năng mang kẽm vào tế bào của Hinokitiol được ví như “cỗ xe tải”, từ đó giúp tăng cường hoạt động miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược có tác dụng kháng sinh, kháng viêm như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO) giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và tác nhân gây bệnh dị ứng; Làm dịu cảm giác ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Sản phẩm xịt mũi họng chứa Hinokitiol giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Trên đây là thông tin hữu ích về các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng, lưu ý khi sử dụng thuốc và các mẹo tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh viêm đường hô hấp khác, hãy chia sẻ cho chúng tôi ngay trong phần bình luận, chuyên gia sẽ sớm giải đáp giúp bạn.
Links tham khảo
https://www.aafp.org/afp/2010/0615/p1440.html
https://www.nhs.uk/conditions/allergic-rhinitis/treatment/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12517578/