Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng niêm mạc họng bị viêm do vi khuẩn Streptococcus gây ra, dẫn đến các triệu chứng vô cùng khó chịu và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm họng liên cầu khuẩn là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?
Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, sưng viêm do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh gây ra các triệu chứng tương đối khó chịu và thường nghiêm trọng hơn so với viêm họng do virus. Viêm họng liên cầu khuẩn không được điều trị đúng cách, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ở amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu, viêm thận và sốt thấp khớp… Đặc biệt, Biến chứng sốt thấp khớp do viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây đau khớp và viêm, phát ban thậm chí làm tổn hại tới hoạt động bình thường của tim.
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn ở trẻ từ 5 - 15 tuổi. Theo các chuyên gia, viêm họng liên cầu khuẩn có khả năng lây nhiễm cao. Cụ thể, vi khuẩn Streptococcus thường phân tán trong mũi và họng người bệnh. Khi ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng, đồ ăn… vi khuẩn có thể phát tán, xâm nhập và tấn công niêm mạc họng người khỏe mạnh. Thời điểm viêm họng liên cầu khuẩn phát triển rầm rộ nhất thường là trong năm học, khoảng cuối mùa thu và mùa xuân.
Viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ 5 - 15 tuổi
Đâu là dấu hiệu nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn?
Đau họng là dấu hiệu nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn điển hình nhất. Tuy nhiên, tình trạng đau họng kèm theo chảy mũi nước, ho, khàn tiếng, mắt đỏ… cũng có thể là triệu chứng của viêm họng do virus hoặc nguyên nhân khác. Và không phải ai nhiễm vi khuẩn Streptococcus đều bị viêm họng. Nói cách khác, bạn có thể mang vi khuẩn và có thể truyền qua người khác nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh.
Cụ thể, sau khi nhiễm vi khuẩn Streptococcus, người bệnh có thể mất từ 2 - 5 ngày mới thấy các triệu chứng. Các triệu chứng khởi phát nhanh, rầm rộ với biểu hiện đau họng, nuốt thấy vướng kèm sốt trên 38 độ; Amidan sưng đỏ; Cổ họng xuất hiện các mảng màu trắng; Sưng đau hạch bạch huyết; Đau đầu, đau dạ dày; Phát ban; Đau cơ và cứng cơ; Ăn không ngon, buồn nôn, nôn; Cơ thể mệt mỏi; Ớn lạnh…
Để phân biệt viêm họng liên cầu khuẩn với viêm họng do virus, bạn có thể dựa vào sự khác nhau của các triệu chứng cơ năng và thực thể theo như bảng sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biện pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả, cần kết hợp giữa dùng thuốc và chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể:
Thuốc điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
Hiện nay, các nhóm thuốc thường được chỉ định cho người viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Đa phần người bệnh, kể cả trẻ em bị viêm họng liên cầu khuẩn cần dùng kháng sinh để cải thiện bệnh nhanh chóng. Thuốc kháng sinh trị viêm họng liên cầu khuẩn thường dùng như:
+ Penicillin: Dạng uống hoặc tiêm;
+ Amoxicillin: Đây là kháng sinh cùng loại với Penicillin song được ưu tiên dùng cho trẻ em do vị dễ uống hơn.
+ Với người bệnh dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể có thể kê kháng sinh nhóm cephalosporin như Cephalexin, Erythromycin, Azithromycin…
- Thuốc giảm triệu chứng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm… có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn như:
+ Ibuprofen như Advil, Motrin…
+ Acetaminophen, Tylenol…
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc, một số biện pháp chăm sóc tại nhà, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng góp phần rút ngắn thời gian điều trị viêm họng liên cầu khuẩn, chẳng hạn như:
- Nên ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường vận động… để tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy hoạt động chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
- Bổ sung các món mềm, dễ nuốt nhưng đủ dinh dưỡng như: Súp, nước canh, ngũ cốc nấu chín, khoai tây nghiền, sữa chua, trái cây ngọt, trứng chín mềm,…
- Uống nhiều nước lọc ấm, giúp làm ẩm, xoa dịu niêm mạc họng, ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, có thể duy trì thường xuyên sau đó vào mỗi buổi sáng để làm sạch và giảm đau cổ họng.
Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện và phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả đó chính là ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn ngay tại cửa ngõ mũi, họng. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm làm sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn tại chỗ là điều cần thiết.
Do đó, hiện nay, nhiều người đã tin dùng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên để làm sạch mũi họng hàng ngày, tiêu diệt virus, vi khuẩn vừa an toàn lại hiệu quả. Nổi bật như sản phẩm xịt mũi - họng chứa thành phần Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,…
Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh công dụng vượt trội qua nhiều công trình khoa học trên thế giới. Đây là một monoterpenoid tự nhiên, đóng vai trò như một “cỗ xe tải” vận chuyển kẽm vào tế bào, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Từ đó, sản phẩm xịt mũi họng có thành phần Hinokitiol giúp làm dịu họng, giảm sưng viêm họng; Cải thiện triệu chứng và phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả, an toàn.
Sản phẩm chứa Hinokitiol giúp cải thiện và phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, nắm được cách nhận biết và các biện pháp điều trị phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc số điện thoại, dược sĩ của chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp giúp bạn.
Links tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/strep-throat/symptoms-causes/syc-20350338
https://www.cdc.gov/groupastrep/diseases-public/strep-throat.html