Viêm mũi cấp là bệnh đường hô hấp khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vậy viêm mũi cấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng viêm mũi cấp như thế nào? Đâu là cách đối phó với bệnh hiệu quả nhất? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi cấp là gì?

Viêm mũi cấp là tình trạng viêm sưng lớp niêm mạc ở khoang mũi, gây ra các triệu chứng khó chịu và thường kéo dài dưới 4 tuần. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em, đặc biệt là các bé sơ sinh do hệ miễn dịch kém. Viêm mũi cấp phổ biến hơn trong mùa lạnh và thường đi kèm với bệnh viêm họng. Bệnh dễ lây thành dịch khi bạn trò chuyện, tiếp xúc gần với người mắc thông qua các giọt bắn có chứa virus, vi khuẩn (nước bọt hoặc dịch nhầy ở mũi).

Viêm mũi cấp tuy là bệnh nhẹ, dễ khỏi nhưng nếu không được điều trị, chăm sóc thích hợp, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ em như viêm tai giữa, viêm xoang, sưng họng tới mức nghẹt thở, viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi),... Nếu viêm mũi cấp do vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A có thể gây viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp…

viem-mui-cap-thuong-gap-nhieu-o-tre-em.png

Viêm mũi cấp thường gặp nhiều ở trẻ em

Các nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính

Nguyên nhân gây viêm mũi cấp chủ yếu là do virus, chiếm tới 60 - 80% các ca bệnh. Bên cạnh đó, chỉ khoảng 20% các trường hợp viêm mũi cấp do vi khuẩn, phổ biến như phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A. Rất hiếm khi gặp viêm mũi cấp do nấm. Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi cấp:

- Thời tiết thất thường là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính. Bởi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm khiến cơ thể chưa thích nghi kịp, làm niêm mạc mũi bị kích ứng, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.

- Môi trường ô nhiễm, khói, bụi, chất khí thải tăng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi cấp. 

- Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài, khiến niêm mạc mũi bị xơ hóa cũng rất dễ dẫn đến sung huyết, phù nề niêm mạc. 

- Các bệnh lý khác liên quan như viêm VA, amidan, viêm họng… cũng có thể dẫn đến viêm mũi cấp.

Triệu chứng viêm mũi cấp tính

Theo chuyên gia, các triệu chứng viêm mũi cấp tính mà người bệnh có thể gặp bao gồm: 

- Ngạt mũi, tắc mũi, triệu chứng này thường tăng lên khi trời lạnh và lúc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, phải thở bằng miệng hoặc khó chịu do thiếu oxy khi ngủ.

- Chảy nước mũi, thường chảy hai bên, lúc đầu nước mũi trong, sau đó dịch nhầy đặc hơn, có thể thành mủ. Nếu xì mạnh thường có lẫn máu tươi.

- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ 38 độ, ớn lạnh, nhức đầu và ăn uống kém. Nếu viêm mũi cấp tính do vi khuẩn, thường gây viêm các hốc xoang nên người bệnh có thể sốt 39 - 40 độ, đau nhức vùng mặt và trán, nghẹt mũi, nước mũi nhầy mủ màu vàng.

- Cảm giác cay nóng và ngứa ở mũi khiến người bệnh có cảm giác hoặc hắt hơi liên tục.

Các triệu chứng viêm mũi cấp có thể tiến triển ngày một nặng nề nếu không được điều trị kịp thời theo từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn đầu: Không có rối loạn gì đáng kể về tình trạng toàn thân. Hắt hơi, cảm giác nóng rát và khó chịu trong mũi, họng. Đôi khi người bệnh có thể bị khàn tiếng, khô ngứa họng và mũi, niêm mạc nề đỏ.

- Giai đoạn 2: Các triệu chứng lâm sàng sẽ thay đổi, giảm phù nề niêm mạc, niêm mạc mũi - họng trở nên ẩm hơn và bắt đầu xuất tiết nhiều dịch nhầy.

Giai đoạn 3: Dịch xuất tiết trở thành mủ do pha trộn vối các thành phần biểu mô và bạch cầu thoái hoá.

trieu-chunng-viem-mui-cap-tuong-doi-kho-chiu.jpg

Triệu chứng viêm mũi cấp tương đối khó chịu

Các phương pháp điều trị viêm mũi cấp tính

Viêm mũi cấp tính không được điều trị đúng cách có thể tiềm ẩn những biến chứng khó lường, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Do đó, tìm hiểu về các biện pháp đối phó với viêm mũi cấp là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, điều trị viêm mũi cấp cần kết hợp dùng thuốc theo chỉ định, rửa mũi và ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể như sau:

- Rửa mũi để làm sạch các chất dịch tiết và mủ bằng nước muối sinh lý 0,9%; Nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch naphazolin 0,5 - 1%.

- Xông mũi bằng nước nóng có pha với tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Xông khí dung mũi bằng các dung dịch kháng sinh có pha corticoid.

- Dùng các thuốc giảm đau như Paracetamol, Efferalgan…; Thuốc giảm ho Terpin, Codein, Exomuc…

- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm, viêm mũi cấp chảy mũi mủ hoặc xuất hiện biến chứng: Augmentin, Negacef, Doncef…

- Trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt thì cần dùng các loại thuốc hạ sốt và theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên.

- Nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, để điều trị và phòng ngừa viêm mũi cấp hiệu quả, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh duy trì thói quen sử dụng sản phẩm xịt mũi họng chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, đóng vai trò đưa kẽm vào tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, hinokitiol có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh; Đặc biệt khi kết hợp cùng các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm, giảm bài tiết dịch; Phòng và hỗ trợ trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi cấp và mạn tính hiệu quả, an toàn.

cay-tuyet-tung-do-giau-hoat-chat-hinokitiol-khang-khuan-chong-viem-manh.jpg

Cây tuyết tùng đỏ giàu hoạt chất Hinokitiol - Kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm mũi cấp, hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm giải đáp giúp bạn. 

Links tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7123171/

https://www.msdmanuals.com/home/ear,-nose,-and-throat-disorders/nose-and-sinus-disorders/rhinitis 

https://jghdelhi.net/diseases/acute-and-chronic-rhinitis/