Viêm xoang là bệnh đường hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi các triệu chứng ngạt mũi, đau vùng xoang, ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc. Vậy nguyên nhân bị viêm xoang là gì? Cách đối phó với bệnh như thế nào hiệu quả nhất? Để giải đáp cho các thắc mắc này, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bị viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm, phù nề niêm mạc lót trong các xoang cạnh mũi, gây tăng tiết nhầy, dẫn đến tắc nghẽn xoang. Viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc như ngạt mũi, chảy dịch mũi, đau nhức vùng xoang…

Viêm xoang là bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Vậy nguyên nhân bị viêm xoang là gì? Theo các chuyên gia, nguyên nhân viêm xoang có khác nhau giữa thể cấp và mãn tính. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân bị viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và đau đớn hơn thể mãn tính, nhưng diễn biến nhanh và kéo dài không quá 30 ngày. Viêm xoang cấp tính thường khởi nguồn từ một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm mũi họng… Từ đó gây viêm, tắc nghẽn trong đường mũi và xoang, dẫn đến các triệu chứng viêm xoang đặc trưng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt, giảm độ nhạy của khứu giác, hôi miệng, đau quanh mắt, mũi và má…

Theo chuyên gia, các nguyên nhân gây viêm xoang cấp tính phổ biến nhất, bao gồm:

- Virus: Virus có thể làm tê liệt, thậm chí phá hủy các lông mao khiến chúng không thể di chuyển chất nhầy ra khỏi mũi, gây tắc nghẽn.

- Vi khuẩn: Khi các lỗ xoang bị tắc nghẽn, khiến chất nhầy ứ đọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các vi khuẩn này tạo môi trường axit trong xoang, làm tê liệt lông mao, khiến niêm mạc mũi xoang phù nề, gây áp lực lên hốc xoang.

- Nấm: Nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc hít thở từ không khí. Khi vào cơ thể, nấm có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang.

- Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như xì hoặc ngoáy mũi quá nhiều; Bơi lặn thường xuyên; Tác dụng phụ của thuốc điều trị; Nhiễm trùng răng… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm xoang cấp tính.

viem-xoang-cap-tinh-chu-yeu-do-virus-vi-khuan-gay-ra.webp

Viêm xoang cấp tính chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra

Nguyên nhân bị viêm xoang mãn tính

Viêm xoang mãn tính cũng gây ra triệu chứng tương tự dạng cấp tính, nhưng kéo dài hơn 12 tuần hoặc tái phát liên tục, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Viêm xoang mãn tính có thể do viêm xoang cấp điều trị không triệt để, khiến bệnh tái phát nhiều lần, niêm mạc mũi xoang bị tổn thương nặng nề. Ngoài ra, các nguyên nhân bị viêm xoang mãn tính khác bao gồm:

- Dị ứng: Cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, thời tiết thay đổi… khiến niêm mạc mũi xoang kích ứng, phù nề, làm tắc nghẽn các hốc xoang. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị viêm xoang do dị ứng (viêm xoang dị ứng) có xu hướng bị nặng hơn và dễ chuyển biến thành mãn tính so với yếu tố khác. 

- Hen suyễn: Người lớn và trẻ em bị hen suyễn sẽ có nguy cơ cao bị viêm xoang.

- Xoang hẹp: Một số người có cấu trúc các khe xoang hẹp hoặc vách ngăn mũi bị lệch bẩm sinh. Khi có viêm nhiễm, niêm mạc mũi xoang phù nề, làm dịch nhầy ứ đọng, khó thoát ra ngoài hơn, tăng nguy cơ mắc viêm xoang mãn tính.

- Vấn đề về niêm mạc: Một số người có cấu trúc màng nhầy hoạt động kém, hoặc tiền sử nhiễm trùng, gây tổn thương vĩnh viễn cũng dễ mắc viêm xoang mãn tính.

- Môi trường sống không tốt: Chất lượng không khí không đảm bảo, ô nhiễm, nhiều bụi mịn, khói xăng xe, hóa chất… đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của xoang và màng nhầy.

- Hệ miễn dịch kém: Người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày… có nguy cơ cao bị viêm xoang mãn tính.

- Polyp hoặc khối u ở mũi: Trong một số ít trường hợp, polyp hoặc khối u ở mũi có thể là nguyên nhân gây viêm xoang. 

di-ung-la-mot-nguyen-nhan-gay-viem-xoang-man-tinh.webp

Dị ứng là một nguyên nhân gây viêm xoang mãn tính

Cách đối phó viêm xoang hiệu quả

Để đối phó với viêm xoang hiệu quả, cần kết hợp giữa biện pháp điều trị (dùng thuốc hoặc phẫu thuật) và chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà. Cụ thể:

Dùng thuốc điều trị viêm xoang

Tùy từng tình trạng và nguyên nhân bị viêm xoang, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thuốc điều trị viêm xoang thường dùng gồm:

- Thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) giúp giảm các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra như đau đầu, áp lực ở má, trán.

- Thuốc kháng sinh: Nếu các triệu chứng đau đầu, ho, nghẹt mũi… kéo dài vài tuần, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Liều dùng có thể kéo dài 3-14 ngày.

Phẫu thuật trị viêm xoang

Phẫu thuật có thể được tiến hành nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc xuất hiện polyp mũi. Thủ thuật phẫu thuật có thể làm sạch xoang, loại bỏ polyp hoặc điều chỉnh vách ngăn bị lệch.

Chăm sóc tại nhà cho người bệnh viêm xoang

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả điều trị viêm xoang. Theo chuyên gia, người bệnh viêm xoang cần:

- Nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây viêm, rút ngắn thời gian kéo dài bệnh.

- Giữ ẩm niêm mạc mũi họng: Không khí khô khiến niêm mạc mũi dễ bị kích ứng, tổn thương. Vì vậy, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm không khí, uống đủ nước để ngăn ngừa viêm xoang tái phát.

- Tránh khói thuốc lá và không khí ô nhiễm: Bụi bẩn, không khí ô nhiễm và khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây viêm xoang. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và tuyệt đối tránh xa thuốc lá.

Bên cạnh đó, như đã thấy, nguyên nhân hàng đầu gây viêm xoang là virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố gây dị ứng từ môi trường bên ngoài. Do đó, theo chuyên gia, muốn điều trị và phòng ngừa viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần loại bỏ mọi tác nhân gây bệnh ngay tại mũi xoang.

Để làm được điều này, cách tốt nhất là vệ sinh mũi 3-4 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý kết hợp sử dụng sản phẩm xịt mũi họng từ thiên nhiên chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được chứng minh có tác dụng vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người.

Sản phẩm xịt mũi họng này còn chứa các thảo dược quý khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… Từ đó, đây là một công thức hoàn hảo giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang hiệu quả, an toàn.

cay-tuyet-tung-do-chua-hoat-chat-hinokitiol-co-tac-dung-khang-virus-khang-khuan-chong-viem-manh.webp

Cây tuyết tùng đỏ chứa hoạt chất Hinokitiol có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Như vậy, nguyên nhân bị viêm xoang hàng đầu là do virus, vi khuẩn. Để đối phó với viêm xoang hiệu quả, ngoài áp dụng các biện pháp điều trị thì việc vệ sinh mũi họng hàng ngày cũng hết sức quan trọng. Nếu còn thắc mắc về viêm xoang hoặc bệnh đường hô hấp khác, đừng quên để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ sớm giải đáp giúp bạn.

Links tham khảo

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/sinusitis

https://www.healthline.com/health/sinusitis

https://www.cdc.gov/antibiotic-use/sinus-infection.html