Viêm xoang là bệnh đường hô hấp, với tỷ lệ người mắc ngày càng tăng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân viêm xoang phổ biến bao gồm: Virus, vi khuẩn, nấm, dị ứng, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, căng thẳng… Vậy cụ thể như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng, viêm lớp lót trong các xoang cạnh mũi, gây tăng tiết dịch nhầy, dẫn đến tắc nghẽn. Triệu chứng viêm xoang thường gặp như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức xoang, nặng mặt…

Viêm xoang nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng thành mạn tính và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng ổ mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp-xe não, viêm màng não… nguy hiểm tính mạng.

Vậy đâu là nguyên nhân viêm xoang? Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây viêm xoang tương đối đa dạng và có sự khác nhau giữa dạng cấp và mạn tính. Cụ thể ra sao, bạn hãy theo dõi trong nội dung dưới đây.

Nguyên nhân viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính là tình trạng nhiễm trùng ở xoang kéo dài dưới 4 tuần. Các triệu chứng viêm xoang cấp thường khởi phát đột ngột, nghiêm trọng và đau đớn hơn so với dạng mạn tính.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân viêm xoang cấp thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh, dị ứng gây viêm, tắc nghẽn trong đường mũi và xoang. Lượng chất nhầy dư thừa bị ứ đọng sẽ gây áp lực, cản trở luồng không khí gây khó thở và tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Cụ thể, các nguyên nhân gây viêm xoang cấp phổ biến bao gồm:

- Virus thường gặp như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, rhinovirus, virus cúm,… có thể làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lớp lông mao trong khoang mũi, khiến chúng không thể di chuyển chất nhầy ra khỏi mũi, gây tắc nghẽn, ứ đọng dịch nhầy.

- Vi khuẩn: Khi các lỗ xoang bị tắc nghẽn, chất nhầy không thể thoát ra ngoài sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn gây viêm xoang phổ biến như Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis, và Enterobacter… Chúng hình thành môi trường axit trong xoang, làm tê liệt các lông mao, khiến màng nhầy sưng lên nhiều hơn.

- Nấm: Nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc hít thở từ không khí. Khi vào cơ thể, chúng gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng tại các xoang mũi. Aspergillus hoặc Mucor là 2 nguyên nhân viêm xoang do nấm hàng đầu.

- Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm xoang, chẳng hạn như:

+ Xì mũi: Khi bạn xì mũi nhiều hoặc quá mạnh có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn.

+ Lặn có bình khí: Hoạt động này có thể tạo ra áp lực trong xoang mũi, khiến cho vi khuẩn phát triển.

+ Dị vật bên ngoài: Trẻ nhỏ đôi khi có thể đưa đồ vật vào lỗ mũi, khiến vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi.

+ Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của màng nhầy trong xoang mũi.

+ Vấn đề về răng: Trong những trường hợp hiếm gặp, các vấn đề về chân răng có thể gây viêm xoang hàm.

nguyen-nhan-viem-xoang-cap-hang-dau-la-do-virus-vi-khuan.webp

Nguyên nhân viêm xoang cấp hàng đầu là do virus, vi khuẩn

Nguyên nhân viêm xoang mạn tính

Tình trạng sưng viêm các hốc xoang kéo dài hơn 12 tuần được gọi là viêm xoang mạn tính. Đây thường là hệ quả của viêm xoang cấp tính không được điều trị đúng cách, gây ra các triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Bất cứ điều gì làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của màng nhầy như virus, vi khuẩn, nấm, yếu tố gây dị ứng… đều có thể khiến các đợt cấp tái phát. Nguyên nhân viêm xoang mạn tính thường bao gồm:

- Dị ứng: Những người bị viêm mũi dị ứng cũng có nguy cơ cao mắc viêm xoang mạn tính. Đây là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà bởi các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà, thời tiết… 

- Hen suyễn: Hen suyễn là tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm rãi và co thắt cơ trơn phế quản xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp. Bệnh lý này cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang. Theo Tổ chức hen suyễn và dị ứng của Mỹ, có đến một nửa số người bị hen suyễn vừa và nặng cũng bị viêm xoang mạn tính. 

- Nhiệt độ và độ ẩm: Khi nhiệt độ và độ ẩm quá cao hoặc điều kiện không khí thay đổi đột ngột có thể gây kích thích xoang, dẫn đến viêm.

- Môi trường ô nhiễm: Các vấn đề làm giảm chất lượng không khí như bụi, khói hoặc nơi ở đông đúc đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của xoang và màng nhầy.

- Hệ thống miễn dịch yếu: Khi hệ thống miễn dịch kém do chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc hoặc mắc các bệnh suy giảm miễn dịch… khiến màng nhầy và lông mao không thể thực hiện được đúng khả năng chống lại nhiễm trùng, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm. Lúc này, triệu chứng viêm xoang thường kéo dài, dễ tiến triển thành mạn tính.

- Hormone: Trong một vài trường hợp, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến viêm xoang.

- Căng thẳng: Nghiên cứu cho thấy sự căng thẳng có thể gây tác động đến màng nhầy và xoang. 

- Polyp: Đây là một dạng tổn thương có hình dáng giống với khối u, xuất hiện do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Trong một số ít trường hợp, polyp có thể là nguyên nhân gây viêm xoang.

- Lệch vách ngăn mũi: Tình trạng các vách ngăn lỗ mũi bị vẹo làm chặn lối đi giữa các xoang, khiến dịch trong xoang khó được giải phóng, dẫn tới nhiễm trùng.

- Chấn thương vùng đầu, mặt: Một số chấn thương có thể làm tổn thương niêm mạc xoang, gãy hoặc biến dạng cấu trúc xương mặt - xoang. Khi đó, xoang có thể bị tắc, khó lưu thông và hình thành ổ viêm.

viem-xoang-man-tinh-la-he-qua-cua-dang-cap-tinh-khong-dươc-dieu-tri-dung.webp

Viêm xoang mạn tính là hệ quả của dạng cấp tính không được điều trị đúng

Phòng ngừa viêm xoang bằng cách nào?

Để phòng ngừa viêm xoang hiệu quả, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh xa các tác nhân gây bệnh, bằng cách:

- Giữ gìn vệ sinh mũi họng hàng ngày, phòng ngừa viêm mũi - họng, ngăn chặn nguy cơ biến chứng thành viêm xoang. 

- Cần tích cực vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm, khói thuốc lá…

- Phải giữ ấm vùng mũi họng thường xuyên khi gặp thời tiết lạnh; Tăng cường tập thể dục thể thao; Ăn uống đủ chất dinh dưỡng… để nâng cao hệ miễn dịch.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm xoang đó là cần vệ sinh mũi, họng, miệng hàng ngày, đúng cách. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm làm sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn tại chỗ là điều cần thiết. 

Hiện nay, nhiều người đã tin dùng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, nổi bật là sản phẩm xịt mũi họng chứa thành phần chính Hinokitiol (trong cây tuyết tùng đỏ) kết hợp với lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… để cải thiện và phòng ngừa viêm xoang hiệu quả, an toàn.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, Hinokitiol có tác dụng vận chuyển kẽm vào tế bào, giúp tăng cường miễn dịch. Đồng thời hoạt chất này cũng mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Từ đó, Hinokitiol giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn (thông qua bộ máy miễn dịch của cơ thể), phòng và hỗ trợ trị sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang cấp và mạn tính hiệu quả, an toàn.

san-pham-xit-mui-hong-chua-Hinokitiol-giup-phong-ngua-viem-xoang-hieu-qua.webp

Sản phẩm xịt mũi họng chứa Hinokitiol giúp phòng ngừa viêm xoang hiệu quả

Trên đây là các nguyên nhân viêm xoang thường gặp mà bạn nên lưu ý, cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc thông tin liên lạc trong phần bình luận. Chuyên gia của chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn giúp bạn.

Links tham khảo

https://www.emedicinehealth.com/sinus_infection/article_em.htm

https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/sinusitis

https://www.medicinenet.com/sinusitis/article.htm