Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… là các bệnh viêm đường hô hấp trên rất nhiều người gặp phải. Bệnh đặc trưng bởi nhiều triệu chứng khó chịu, tiềm ẩn các biến chứng khó lường khi không được điều trị đúng cách. Vậy cách đối phó với bệnh viêm đường hô hấp trên như thế nào? Tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng các bộ phận thuộc đường hô hấp trên gồm: Mũi, xoang, hầu, họng, thanh quản bị tổn thương, viêm nhiễm. Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp là cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,… với triệu chứng dễ nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khản tiếng,... 

Là nơi tiếp xúc đầu tiên với không khí, có chức năng lấy và lọc khí trước khi đưa vào phổi nên hầu hết các điều kiện bất lợi từ môi trường như: Bụi, lạnh, nóng, hơi độc, virus, vi khuẩn, nấm mốc,... đều tác động và có thể gây tổn thương đến hệ thống đường hô hấp trên. Bởi vậy, tỷ lệ người mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là trẻ em rất cao. 

Viêm đường hô hấp trên là bệnh phổ biến và tái phát thường xuyên. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên từ 2-4 lần. Đối với trẻ em, tỷ lệ mắc viêm đường hô hấp trên cao hơn rất nhiều, khoảng 10 lần một năm. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng. 

viem-duong-ho-hap-tren-la-benh-nhieu-nguoi-mac-phai.webp

Viêm đường hô hấp trên là bệnh nhiều người mắc phải

Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp 

Theo các chuyên gia, các bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến hàng đầu gồm: Viêm mũi, viêm họng, viêm xoang… Mỗi bệnh lại có các triệu chứng đặc trưng riêng, cụ thể như sau:

Viêm mũi

Viêm mũi dùng để chỉ tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích, sưng viêm, làm tăng tiết chất nhầy. Viêm mũi gây ra các triệu chứng đặc trưng như: Ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều và có đờm ở cổ họng,... Các triệu chứng viêm mũi có thể kéo dài nhiều ngày đến vài tuần. Bệnh diễn tiến dai dẳng và dễ tái phát, đặc biệt khi không được điều trị đúng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm với các hệ lụy khó lường.

Viêm mũi thường gồm 2 dạng là dị ứng và không dị ứng, Viêm mũi dị ứng xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một số tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, thời tiết thay đổi… Viêm mũi không dị ứng thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc xảy ra khi mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm (viêm mũi vận mạch).

Viêm họng

Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc họng, gây ra các triệu chứng khó chịu như: Sốt, đau rát họng, ho đờm, nuốt vướng,... Bệnh thường xuất hiện trong thời điểm giao mùa, phổ biến hơn khi trời lạnh. Bởi lúc này, các loại virus, vi khuẩn, nấm… có điều kiện thuận lợi để phát triển, dễ dàng tấn công mũi, họng - “cửa ngõ” của đường hô hấp, dẫn đến tổn thương, sưng đỏ niêm mạc họng. 

Nguyên nhân gây viêm họng phổ biến nhất là virus, chiếm tới hơn 80% các ca bệnh. Ngoài ra, liên cầu khuẩn hoặc các yếu tố như: Ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng, dị ứng, trào ngược axit dạ dày - thực quản,... cũng có thể dẫn đến viêm họng. 

Viêm họng được chia thành 2 thể là cấp và mạn tính. Bệnh không được điều trị và phòng ngừa hợp lý có thể tái phát liên tục, tiềm ẩn nhiều biến chứng như:

- Áp xe thành sau họng, sỏi amidan, phì đại amidan,...

- Viêm nhiễm các bộ phận lân cận như: Viêm thanh quản, viêm phế quản,...

- Đặc biệt, viêm họng kéo dài còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng

viem-hong-la-benh-de-tai-phat-tiem-an-nhieu-bien-chung.webp

Viêm họng là bệnh dễ tái phát, tiềm ẩn nhiều biến chứng

Viêm xoang

Viêm xoang là hiện tượng lớp màng niêm mạc lót trong lòng các xoang bị sưng viêm, phù nề. Tình trạng này gây tăng tiết chất nhầy, thu hẹp đường kính hốc xoang, làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng, dẫn đến tắc nghẽn, tạo áp lực lớn tại bộ phận này. Tùy thuộc vào thời gian kéo dài bệnh, viêm xoang chia thành 2 dạng:

- Viêm xoang cấp tính là tình trạng niêm mạc trên bề mặt các xoang bị viêm cấp, phù nề làm tắc nghẽn lỗ thông xoang, không khí và dịch tiết không lưu thông được dẫn đến các triệu chứng: Hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt, chảy dịch mũi… Các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 1 tuần nếu được điều trị đúng cách. 

- Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc xoang kéo dài trên 12 tuần, thường do viêm xoang cấp, viêm mũi dị ứng không được điều trị dứt điểm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm: Đau nhức âm ỉ vùng mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng hoặc xanh, ho kèm đờm, giảm cảm giác nhận biết mùi…

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên là do sự xâm nhập trực tiếp vào lớp lót bên trong (niêm mạc hoặc màng nhầy) của hệ thống đường hô hấp trên. Chúng cần phải vượt qua một số hàng rào vật lý và miễn dịch của cơ thể để tấn công và gây bệnh. 

Cụ thể, lớp lông trên niêm mạc mũi là hàng rào đầu tiên để bẫy virus, vi khuẩn có hại. Ngoài ra lớp dịch nhầy trong niêm mạc mũi cũng giúp “giam giữ” chúng. Tổ chức nhung mao ở phế quản sẽ di chuyển ngược lên phía hầu họng để tống các tác nhân lạ xâm nhập vào đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm đường hô hấp trên. Thông qua hoạt động của các tế bào chuyên biệt, kháng thể và các chất có trong hạch bạch huyết sẽ tấn công tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập.

Tuy nhiên virus và vi khuẩn cũng có cơ chế chống lại các hàng rào này của cơ thể. Chúng có thể sản sinh ra các chất độc để điều chỉnh hệ thống phòng ngự, hoặc biến đổi hình dạng, cấu trúc protein bao bọc bên ngoài để tránh bị phát hiện bởi hệ miễn dịch (thay đổi tính kháng nguyên). 

Ngoài ra tùy từng tác nhân gây bệnh mà khoảng thời gian từ lúc chúng xâm nhập cơ thể cho tới khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (thời gian ủ bệnh) là khác nhau. Cụ thể:


Virus và vi khuẩn

Thời gian ủ bệnh (ngày)

Rhinovirus

1-5

Liên cầu tan huyết nhóm A

1-5

Virus cúm và parainfluenza

1-4

Virus hợp bào hô hấp (RSV)

7

Vi khuẩn Bordetella pertussis (ho gà)

7-21

Bạch hầu

1-10

 

Biện pháp điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên

Phần lớn các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus gây ra. Do đó, cần kết hợp dùng thuốc điều trị kết hợp nghỉ ngơi hợp lý tại nhà. Một số thuốc điều trị viêm đường hô hấp trên thường dùng là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn, giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm. Cụ thể:

- Acetaminophen có thể được sử dụng để giảm sốt và đau nhức cơ thể.

- Thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen có thể được sử dụng cho các trường hợp đau nhức cơ thể và sốt.

- Thuốc kháng histamin như Diphenhydramine rất hữu ích trong việc giảm ngạt mũi và chảy nước mũi.

- Xylometazolin nhỏ mũi (tại chỗ) có thể được sử dụng để giảm tiết dịch mũi.

- Thuốc ho như Dextromethorphan, Guaifenesin, Codeine có thể được sử dụng để giảm ho.

Thuốc kháng sinh phổ rộng chỉ được sử dụng cho các trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm xoang do vi khuẩn… Lưu ý, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn thứ phát, nên cần thận trọng khi sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus cho người bị suy giảm miễn dịch. 

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, để kiểm soát và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên, tốt nhất là loại bỏ các tác nhân gây bệnh ngay từ “cửa ngõ” của hệ hô hấp. Do đó, bạn nên sử dụng sản phẩm xịt mũi họng thảo dược chứa hoạt chất thiên nhiên Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, chứng minh có tác dụng vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, Hinokitiol có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng trên cả mầm bệnh kháng kháng sinh.

Ngoài thành phần Hinokitiol, sản phẩm này còn chứa các thảo dược quý, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và đã được ông cha ta tin dùng nhiều đời nay như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… Từ đó sản phẩm này là công thức đặc biệt, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm; Làm dịu họng, giảm ngứa rát họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp cấp và mạn tính hiệu quả. Sản phẩm thích hợp dùng hàng ngày an toàn, không tác dụng phụ.

Ngoài ra, nghỉ ngơi là một bước quan trọng trong điều trị viêm đường hô hấp trên. Người bệnh nên ăn thêm nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, cần uống nước nhiều và tập thể dục vừa sức để tăng sức đề kháng cho cơ thể, rút ngắn thời gian kéo dài bệnh. 

tap-the-duc-giup-tang-cuong-suc-de-khang-phong-ngua-viem-duong-ho-hap.webp

Tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm đường hô hấp

Như vậy, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang… là các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn các biến chứng khó lường khi không được điều trị đúng cách. Qua bài viết, hẳn bạn đã có kiến thức cần thiết để đối phó với viêm đường hô hấp trên hiệu quả, an toàn. Nếu còn thắc mắc về bệnh, hãy để lại thông tin hoặc câu hỏi trong phần bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. 

Links tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532961/

https://www.medicinenet.com/upper_respiratory_infection/article.htm

https://www.healthline.com/health/acute-upper-respiratory-infection#prevention