Viêm xoang không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường khi không được xử lý kịp thời. Hiện nay, điều trị viêm xoang thường bao gồm dùng thuốc, xịt rửa mũi xoang kết hợp với các phương pháp chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà hoặc phẫu thuật khi cần thiết. Chi tiết như thế nào? Mời bạn theo dõi ngay trong bài viết này.
Điều trị viêm xoang toàn thân
Hiện nay, thuốc điều trị toàn thân cho người bị viêm xoang thường gồm các nhóm sau đây:
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Tùy theo tuổi tác, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian phù hợp. Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
+ Trường hợp 1:
Viêm xoang ở mức độ nhẹ đến trung bình và trong 4-6 tuần gần nhất, người bệnh không sử dụng thuốc kháng sinh, thường được chỉ định: Amoxicillin, Cefuroxim, Cefdinir… Nếu người bệnh có tiền sử bị dị ứng với beta- lactam, cân nhắc thay thế bằng các nhóm Doxycycline và Macrolide cho người lớn và Macrolid với trẻ em.
+ Trường hợp 2: Người bệnh bị nhiễm trùng xoang ở mức trung bình và có sử dụng thuốc kháng sinh trong 4-5 tuần gần nhất, dùng một trong các thuốc: Amoxicillin, Clavulanate, Quinolone hoặc Ceftriaxone.
- Thuốc corticoid đường uống: Được chỉ định cho những trường hợp bị viêm xoang nặng, không đáp ứng được với thuốc dạng xịt. Sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ức chế miễn dịch và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Một số thuốc nhóm corticoid đường uống thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang bao gồm: Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason…
- Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng tăng cường dẫn lưu xoang, làm thông mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi cho người mắc bệnh viêm xoang.
- Thuốc kháng histamin: Một số trường hợp nguyên nhân viêm xoang do dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamin như Loratadin, Desloratadine, Fexofenadine… Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng histamin, ngăn chặn phản ứng dị ứng, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen… được chỉ định cho các trường hợp bị đau đầu, đau nhức mũi hoặc có biểu hiện sốt trên 38 độ.
Cần dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang đúng theo chỉ định
Điều trị viêm xoang tại chỗ
Ngoài sử dụng thuốc trị viêm xoang toàn thân, các biện pháp tại chỗ cũng giúp cải thiện nhanh triệu chứng, giảm sự khó chịu do bệnh gây ra. Các biện pháp điều trị tại chỗ thường dùng cho người bị viêm xoang bao gồm:
- Rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý, tối thiểu 2 lần/ ngày. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy bên trong xoang mũi, tạo điều kiện để đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng. Trong quá trình rửa mũi, một ít dịch có thể bị đẩy xuống cổ họng. Người bệnh nên súc họng bằng nước muối để khử trùng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công niêm mạc họng.
- Corticoid dạng xịt như Naphazoline, Triamcinolone, Phenylephrine, Flunisolide, Chlorzoxazone… thường có tác dụng tại chỗ nên ít tác dụng phụ hơn so với thuốc đường uống. Khi tiếp xúc với niêm mạc mũi xoang, thuốc sẽ phát huy tác dụng làm giảm tiết dịch, cải thiện tình trạng sưng và phù nề. Lưu ý, chỉ nên dùng thuốc xịt corticoid trong thời gian ngắn vì có thể gây lệ thuộc thuốc, khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
- Thuốc co mạch Oxymetazoline, Xylometazoline có tác dụng giảm sưng, chống sung huyết mũi, giúp đường thở thông thoáng.
Thuốc điều trị viêm xoang tại chỗ giúp giảm triệu chứng nhanh
Chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh cần lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp một số biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị viêm xoang tại nhà để rút ngắn thời gian phục hồi. Một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng viêm xoang tại nhà được nhiều người áp dụng, chẳng hạn như:
- Xông mũi: Dùng nước nóng để xông mũi khoảng 10 phút, ngày 2-4 lần. Phương pháp này có tác dụng làm thông thoáng đường thở, tăng cường dẫn lưu dịch nhầy trong xoang. Có thể thêm vào nước xông một ít tinh dầu sả hoặc bạc hà để hỗ trợ sát khuẩn, giảm nhiễm trùng trong xoang.
- Uống nhiều nước: Người bệnh cần uống nhiều nước ấm mỗi ngày để làm loãng chất nhầy, giữ ẩm và hạn chế kích ứng ở niêm mạc mũi xoang.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, trái cây và rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, để điều trị và phòng ngừa viêm xoang hiệu quả, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh duy trì thói quen vệ sinh mũi 3-4 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý kết hợp sử dụng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, đóng vai trò đưa kẽm vào tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, hinokitiol có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Đặc biệt khi kết hợp cùng các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang; Phòng và hỗ trợ trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang hiệu quả, an toàn.
Sản phẩm chứa thành phần chính Hinokitiol giúp kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm hiệu quả
Phẫu thuật điều trị viêm xoang
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp viêm xoang nặng có biến chứng hoặc đã được điều trị nội khoa trong 4-6 tuần nhưng không hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định để điều trị viêm xoang hiện nay bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi: Người bệnh ít bị mất máu và có thời gian bình phục nhanh hơn, không phải nằm viện quá lâu.
- Phẫu thuật xoang mở: Bác sĩ tiến hành mở xoang bị viêm, điều chỉnh lại vách ngăn mũi lệch, làm sinh thiết xoang. Đồng thời tiến hành mở lỗ dẫn lưu từ xoang bị bệnh vào hốc mũi.
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong 1-2 tuần, thuốc co mạch, corticosteroid dạng xịt hoặc uống. Kết hợp rửa xoang mũi bằng nước muối sinh lý
Phẫu thuật chỉ định để điều trị viêm xoang nặng
Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về các phương pháp điều trị viêm xoang, cũng như lưu ý khi dùng thuốc và lưu ý chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà. Nếu còn câu hỏi chưa có lời giải đáp, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn.
Links tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-sinusitis/diagnosis-treatment/drc-20351667
https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/ears-nose-and-throat/sinusitis
https://www.webmd.com/allergies/sinusitis-and-sinus-infection