Viêm amidan là bệnh đường hô hấp phổ biến, gây ra không ít phiền toái cho người mắc. Vậy nguyên nhân viêm amidan thường gặp là gì? Dưới đây là Top các nguyên nhân gây viêm amidan phổ biến hàng đầu. Đừng bỏ lỡ!

Nhiễm virus, vi khuẩn là nguyên nhân viêm amidan hàng đầu

Amidan là gồm 2 tổ chức bạch huyết (lympho) nằm ở phía sau của hầu họng, cũng là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Vị trí đặc biệt này khiến amidan rất dễ bị các virus, vi khuẩn tấn công, gây tổn thương, viêm nhiễm. Chúng xâm nhập thông qua đường thở hoặc lây lan giữa người với người,… 

Theo thống kê, khoảng 70% nguyên nhân viêm amidan là do virus, phổ biến như adenovirus, rhinovirus, virus cúm, coronavirus, và virus hợp bào đường hô hấp; ít gặp hơn như virus Epstein-Barr, virus herpes simplex, cytomegalovirus, hoặc HIV… Nguyên nhân viêm amidan do vi khuẩn chiếm tỉ lệ ít hơn, khoảng hơn 20% các ca bệnh. Trong đó, vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A beta- (GABHS) là phổ biến nhất. Các nhóm ít gặp hơn như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, và Chlamydia pneumoniae. Hiếm gặp hơn nữa như vi khuẩn ho gà, Fusobacterium, bạch hầu, giang mai và lậu.

Viêm amidan do virus thường gây ra các triệu chứng nhẹ hơn và thuyên giảm sau 5-7 ngày nếu người bệnh được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Với các trường hợp viêm amidan do nhiễm khuẩn, các triệu chứng có xu hướng nặng hơn, dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. 

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân viêm amidan hàng đầu

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân viêm amidan hàng đầu

Cấu tạo đặc biệt cũng là nguyên nhân viêm amidan 

Amidan được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp, gồm: Amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm, amidan vòi tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng gọi là vòng Waldeyer. Trong đó amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng, và cũng là bộ phận hay bị viêm nhất. Dựa trên nền cấu trúc giải phẫu amidan có cấu tạo đặc thù, nhiều khe, hốc nhỏ khiến bụi bẩn và thức ăn dễ bám vào, đọng lại và phát triển, lâu ngày gây viêm nhiễm và hình thành các khối mủ. 

Bên cạnh đó, chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó là ngăn chặn lại sự tấn công của vi sinh vật gây hại đối với cơ thể. Ngoài ra, amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Đối với đường hô hấp, amidan, được coi như là “Một người lính canh gác và bảo vệ” đặc biệt. Khi hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, amidan bị tấn công ồ ạt bởi các yếu tố bất lợi, nhưng không có đủ sức chống đỡ sẽ dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.

Amidan có cấu tạo khá đặc biệt

Amidan có cấu tạo khá đặc biệt

Thói quen ăn uống không khoa học cũng có thể dẫn đến viêm amidan

Với vị trí đặc biệt, nằm giữa đường ăn và đường thở, do đó thói quen ăn uống không khoa học cũng có thể gây ảnh hưởng tới amidan. Cụ thể, những người thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ quá cứng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… đều gây ra ảnh hưởng đến amidan. Các thức ăn khi được đưa vào khoang miệng sẽ cọ xát, tạo thành những thương tổn lên niêm mạc amidan vốn mỏng manh dẫn đến kích ứng, viêm nhiễm. Hoặc những thực phẩm này cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản. Axit trào ngược từ dạ dày cũng khiến niêm mạc amidan tổn thương, gây viêm amidan.

Bên cạnh đó, uống ít nước hoặc uống nhiều nước đá lạnh cũng là yếu tố khiến niêm mạc amidan bị kích ứng, sưng viêm.

Vệ sinh răng miệng kém cũng là một nguyên nhân gây viêm amidan

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ có khoảng 700 loại vi khuẩn ẩn chứa trong khoang miệng. Hầu hết chúng đều liên quan hoặc có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả viêm amidan. Trong quá trình ăn uống, các vụn thức ăn còn sót lại, nếu không được vệ sinh kỹ, chúng sẽ tạo thành mảng bám - môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Chờ đến khi có điều kiện thuận lợi các vi khuẩn này sẽ tấn công các vùng miệng và khu vực lân cận, gây viêm amidan

Ngoài ra việc đánh răng không đúng cách như chà quá mạnh khiến cho vùng lợi bị tổn thương cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây viêm amidan. Do đó, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là hết sức quan trọng, giúp phòng ngừa viêm amidan hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây viêm amidan

Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây viêm amidan

Thói quen sinh hoạt không đúng cũng dễ gây viêm amidan

Những thói quen sinh hoạt không hợp lý là nguyên nhân viêm amidan khá phổ biến như:

- Sử dụng điều hòa sai cách: Việc để nhiệt độ điều hòa chênh lệch quá lớn với nhiệt độ ngoài trời; hoặc không kết hợp với máy phun hơi nước thường xuyên có thể khiến niêm mạc họng, amidan khô rát, dẫn đến kích ứng, viêm nhiễm.

- Tắm không đúng cách: Mùa hè nóng nực khiến nhiều người có thói quen ngâm mình quá lâu hoặc tắm nhiều lần trong ngày; Tắm ngay khi mới hoạt động mạnh, cơ thể nhiều mồ hôi… rất dễ bị cảm lạnh, dẫn đến viêm amidan.

- Lười vận động: Người có thói quen vận động ít khiến sức đề kháng kém, làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan.

Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường - Nguyên nhân viêm amidan

Ô nhiễm môi trường, khói bụi nhiều cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan. Bởi lẽ, các tuyến amidan phải hoạt động liên tục để thanh lọc không khí hít vào, ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường khí quản. Thế nhưng khi bụi bẩn tích tụ tại bộ phận này quá nhiều sẽ khiến amidan bị viêm. Ngoài ra, thay đổi thời tiết thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ bị viêm amidan.

Ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ viêm amidan

Ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ viêm amidan

Phòng ngừa viêm amidan bằng cách nào?

Để phòng ngừa viêm amidan hiệu quả, các chuyên gia đưa ra lời khuyên như sau:

- Hạn chế uống nước lạnh, kem, nước đá; Tránh ăn đồ cay, nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ.

- Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc trào ngược dạ dày - thực quản, cần tập trung điều trị dứt điểm.

- Tăng cường vận động hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, duy trì thói quen sinh hoạt phù hợp để nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc viêm amidan.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm amidan đó là cần vệ sinh mũi, họng, miệng hàng ngày, đúng cách. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm làm sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn tại chỗ là điều cần thiết. 

Hiện nay, nhiều người đã tin dùng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, nổi bật là sản phẩm xịt mũi họng chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ để ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn ngay tại vòm họng. Hinokitiol đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, hoạt chất này cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Khi Hinokitiol được kết hợp với các thảo dược quý khác như: Lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… sẽ giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, cải thiện và phòng ngừa viêm amidan hiệu quả, nhanh chóng.

Trên đây là top các nguyên nhân viêm amidan thường gặp mà bạn nên lưu ý, cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc thông tin liên lạc trong phần bình luận. Chuyên gia của chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn giúp bạn.

 

Links tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/symptoms-causes/syc-20378479

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21146-tonsillitis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/156497