Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan nặng, gây ra các triệu chứng khó chịu, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Tìm ngay câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng amidan bị viêm nặng, mạn tính. Có ít nhất 1 hốc, nhưng thực tế thường là nhiều hốc, chứa mủ màu trắng sữa hoặc xanh cộng với cặn bã vón thành cục. Amidan sưng to, đỏ mọng, nhiều dịch màu trắng bên bề mặt. Kèm theo đó là hiện tượng nuốt vướng, đau nhiều khi ăn uống, miệng khô, hôi, ho khan hoặc có đờm,... 

Thông thường, amidan bị viêm ở cả 2 bên, nhưng cũng có trường hợp chỉ bị viêm amidan hốc mủ 1 bên. 

Viêm amidan hốc mủ có thể ảnh hưởng tới bất cứ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

viem-amidan-hoc-mu-la-mot-dang-viem-amidan-nang.webp  

Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan nặng


>>> Xem thêm: Thông tin về viêm họng và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ

Theo các chuyên gia tai mũi họng, viêm amidan hốc mủ là dạng viêm mạn tính. Xảy ra khi viêm amidan cấp tính không được điều trị hoặc chữa không đúng cách, dứt điểm. Cụ thể, amidan là một bộ phận bên trong khoang miệng, gồm các vách ngăn và nhiều múi tạo thành những hốc tự nhiên, có vai trò bảo vệ đường hô hấp khỏi virus, vi khuẩn gây hại. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus, vi khuẩn tấn công ồ ạt khiến amidan không đủ sức chống lại được, dẫn đến viêm amidan. Nếu không được điều trị, bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm amidan hốc mủ.  

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm amidan hốc mủ:

- Vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công amidan, dẫn đến viêm nhiễm.

- Tai - mũi - họng là 3 cơ quan có quan hệ mật thiết, nối với nhau thông qua các lỗ xoang. Do đó, virus, vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan và gây bệnh cùng lúc ở các cơ quan này, dẫn đến viêm mũi, viêm họng, viêm amidan...

- Môi trường sống không đảm bảo: Ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại,… đều có thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan hốc mủ.

- Ảnh hưởng của thời tiết: Thay đổi thời tiết, chuyển mùa cũng có thể khiến cơ thể thích nghi kém, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh hô hấp, bao gồm cả viêm amidan hốc mủ.

- Thói quen sống kém lành mạnh: Hút thuốc, ăn uống thực phẩm lạnh, nghiện rượu bia, thích thức ăn cay nóng,… cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan hốc mủ.

ve-sinh-rang-mieng-kem-lam-tang-nguy-cơ-viem-amidan-hoc-mu.webp

Vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ viêm amidan hốc mủ

>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ

Trong giai đoạn đầu, triệu chứng viêm amidan hốc mủ tương tự như viêm amidan cấp, bao gồm: Sốt, ngứa họng, đau rát ở cổ họng, đôi khi cơn đau có thể lan đến tai; Nuốt vướng, tăng tiết nước bọt; Nổi các hạch cứng, đau ở cổ hoặc bên dưới hàm; Ho đờm hoặc ho khan,... Khi bước vào giai đoạn nặng hơn, các hốc amidan sẽ xuất hiện nhiều mủ trắng, lan khắp niêm mạc họng và vòm họng, vón cục lại thành kén như bã đậu, khiến người bệnh có cảm giác lợn cợn rất khó chịu trong họng và bị hôi miệng. 

Biểu hiện viêm amidan hốc mủ cũng có điểm khác nhau trong giai đoạn cấp và mạn tính như sau:


Bệnh

Viêm amidan hốc mủ cấp tính

Viêm amidan hốc mủ mạn tính

Triệu chứng

- Sốt cao từ 38,5 độ C;

- Đau ngực, khó thở;

- Giọng khàn, thậm chí mất tiếng; 

- Ho nhiều và có đờm; 

- Lưỡi bẩn và chuyển thành màu trắng; 

- Amidan sưng to, chèn ép lên đường thở; 

- Cơ thể suy nhược, không muốn ăn.

- Sốt nhẹ khoảng 38 độ C; 

- Rát và ngứa cổ họng; 

- Ho khan, khàn tiếng; 

- Khó thở, thở khò khè; 

- Ngủ ngáy rất to.

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, viêm amidan hốc mủ còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời, dứt điểm. Các biến chứng viêm amidan hốc mủ thường gặp gồm:

- Biến chứng gần: Xuất hiện tình trạng bội nhiễm, ổ viêm lan rộng sang các vùng lân cận, gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch dưới hàm, viêm thanh khí phế quản; Hoặc áp-xe amidan gây đau họng, sốt cao, giọng nói thay đổi, khó nuốt nước bọt và thức ăn…

- Biến chứng toàn thân: Amidan sưng to làm tắc nghẽn đường thở và hoạt động của phổi, người bệnh bị khó nuốt, giọng nói biến đổi, thở khò khè. Ở trẻ nhỏ có thể gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ.

- Biến chứng xa: Người bệnh viêm amidan hốc mủ cũng có thể bị viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết; Suy phổi, suy tim; Phù mặt, phù tay chân.

viem-amidan-hoc-mu-tiem-an-nhieu-bien-chung-nguy-hiem.webp

Viêm amidan hốc mủ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Các biện pháp điều trị viêm amidan hốc mủ hiện nay

Viêm amidan hốc mủ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, tìm hiểu về các phương pháp đối phó với tình trạng này là thông tin được nhiều người quan tâm. Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ phổ biến bao gồm:

Điều trị tây y

Tùy thuộc vào từng mức độ phát triển của bệnh mà chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

Điều trị bằng thuốc:

Một số nhóm thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ thường dùng gồm:

- Kháng sinh chữa viêm amidan hốc mủ: Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh do liên cầu beta tan huyết nhóm A phải điều trị ngay bằng kháng sinh Penicillin và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần. 

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol là phổ biến, bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng ibuprofen, aspirin,...

- Thuốc giảm sung huyết, phù nề: Các men chống viêm như Alphachymotrypsin (Alpha-choay), Amitase…

- Thuốc ho: Giúp giảm kích ứng họng, làm loãng dịch nhầy, long đờm như  Ambroxol, Acetylcysteine,...

Điều trị tại chỗ:

- Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như Bicarbonate, nước muối 0,9%,...

- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như: Nhóm Corticoid dạng xịt, Betadine súc họng, Oropivalone, Lysopaine,...

Điều trị ngoại khoa

Nếu sau khi thăm khám, người bệnh thuộc một trong những đối tượng cần cắt amidan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những trường hợp viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc người bệnh có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: Suy tim, viêm cầu thận,… Tuy đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro như: Cơ thể suy yếu, nhiễm trùng, chảy máu trong,…

phua-thuat-cat-amidan-chi-duoc-ap-dung-trong-mot-so-truong-hop-can-thiet.webp

Phẫu thuật cắt amidan chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cần thiết

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Theo chuyên gia, để cải thiện và phòng ngừa viêm amidan hốc mủ hiệu quả, cần ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn ngay tại vòm họng. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm làm sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn tại chỗ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc súc họng, xịt họng tây y lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như co mạch, teo niêm mạc họng,... khi dùng trong thời gian dài.

Do đó, để làm sạch mũi họng hàng ngày, tiêu diệt virus, vi khuẩn vừa an toàn lại hiệu quả, nhiều người đã tin dùng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên. Trong đó, nổi bật là sản phẩm chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, hoạt chất này cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Khi Hinokitiol được kết hợp với các thảo dược quý khác như: Lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… sẽ giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, cải thiện bệnh viêm amidan hốc mủ hiệu quả, nhanh chóng. 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về viêm xoang và cách điều trị bệnh hiệu quả - Xem ngay!

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan hốc mủ

Để phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ hiệu quả, theo chuyên gia, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

- Nên đeo khẩu trang khi tham gia giao thông, hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

- Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng, và sử dụng dung dịch xịt mũi họng hàng ngày để làm sạch bụi bẩn, loại bỏ virus, vi khuẩn.

- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, đủ chất; Không hút thuốc lá, uống rượu bia,...

- Giữ ấm cơ thể trong mùa đông lạnh; Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh đường hô hấp.

giu-am-co-the-trong-mua-dong-lanh-de-phong-ngua-viem-amidan-hoc-mu.webp

Giữ ấm cơ thể trong mùa đông lạnh để phòng ngừa viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra những triệu chứng khó chịu, tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức cần thiết để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc thông tin liên lạc, chúng tôi sẽ sớm liên hệ và giải đáp giúp bạn.

Links tham khảo

https://emedicine.medscape.com/article/871977-overview

https://patient.info/doctor/tonsillitis-pro

https://www.verywellhealth.com/chronic-and-recurrent-tonsillitis-1191984