Viêm amidan mạn tính thường gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người mắc. Vậy viêm amidan mạn tính là gì? Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh ra sao? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm amidan mạn tính là gì? Phân loại như thế nào?

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, tái lại nhiều lần của amidan khẩu cái. Cụ thể, tình trạng amidan bị viêm nhiều lần, tái phát liên tục, từ 5-7 lần/ năm trở lên và các triệu chứng ngày càng nặng hơn, mỗi lần mắc kéo dài hơn 2 tuần thì được gọi là viêm amidan mạn tính. Có thể kèm theo sưng hạch bạch huyết cổ, sờ vào thấy đau. Đôi khi gây đau cả khi không chạm vào. Mọi đối tượng đều có thể bị viêm amidan mạn tính, nhưng bệnh thường gặp hơn ở thanh thiếu niên và người lớn. Theo các chuyên gia, viêm amidan mạn tính chia thành 3 thể như sau:

- Viêm amidan hốc mủ: Bề mặt amidan khẩu cái xuất hiện một hoặc nhiều hốc mủ màu trắng như bã đậu.

- Viêm amidan quá phát: Hai bên amidan sưng to và tấy đỏ, thậm chí lấp hết cuống họng.

- Viêm amidan xơ teo: Amidan nhỏ lại, bề mặt gồ ghề, không được nhẵn bóng như trước, chằng chịt xơ trắng. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy hai trụ có màu sẫm và dày hơn.

viem-amidan-man-tinh-co-the-gap-o-moi-lua-tuoi.webp

Viêm amidan mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi

>>> Xem thêm: Cổ họng bị sưng là do đâu? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay!

Nguyên nhân viêm amidan mạn tính

Nguyên nhân viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm amidan cấp không được điều trị đúng và phòng ngừa hiệu quả khiến bệnh tái phát liên tục, về lâu dài sẽ chuyển sang dạng mạn tính. Amidan nằm ở cuối cuống họng, có nhiệm vụ tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố bất lợi từ môi trường. Khi hệ miễn dịch suy yếu, amidan không đủ sức chống đỡ trước sự tấn công ồ ạt của virus, vi khuẩn sẽ dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm. Các nhóm vi khuẩn, virus phổ biến gây viêm amidan như: Enterovirus, Epstein Barr, Herpes Simplex…; Vi khuẩn Streptococcus…

Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến viêm amidan như: Nhiễm lạnh; Uống nước lạnh, ăn kem; Vệ sinh họng, miệng, răng kém; Thời tiết thay đổi đột ngột; Ô nhiễm môi trường…

Ngoài ra, các đối tượng có nguy cơ cao bị viêm amidan mạn tính gồm: Người có sức đề kháng kém hoặc sử dụng thuốc làm suy giảm khả năng miễn dịch,…

viem-amidan-man-tinh-do-nhieu-nguyen-nhan-gay-ra.webp

Viêm amidan mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra

Triệu chứng viêm amidan mạn tính

Triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Các dấu hiệu đặc trưng của người bệnh viêm amidan mạn tính bao gồm: Phì đại Amidan; Đau họng; Amidan có thể bị sưng và xuất hiện dịch mủ; Sưng hạch bạch huyết cổ, sờ vào thấy đau; Ho khan; Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng; Sốt vào buổi chiều; Cơ thể mệt mỏi, xanh xao; Ngủ ngáy; Hôi miệng; Rát họng, giọng nói thay đổi…

Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Do đó, cần chẩn đoán bệnh chính xác, phân biệt với các bệnh lý gây triệu chứng tương tự để có hướng điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: 11 nguyên nhân gây đau họng thường gặp - Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Cách điều trị viêm amidan mạn tính hiệu quả

Tùy thuộc tình trạng viêm amidan mạn tính của mỗi người mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp như: Dùng thuốc, phẫu thuật, sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát. Cụ thể:

Điều trị bằng thuốc

Một số nhóm thuốc phổ biến để điều trị viêm amidan mạn tính hiện nay như: 

- Điều trị toàn thân: Thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt.

- Điều trị tại chỗ: Súc họng bằng dung dịch kiềm loãng, nước muối 0,9%, corticoid dạng xịt, betadine, oropivalone, lysopaine,...

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tự chăm sóc tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ nước, nghỉ ngơi,… giúp triệu chứng viêm amidan mạn tính được kiểm soát.

thuoc-khang-sinh-khang-viem-thuong-duoc-chi-dinh-cho-nguoi-viem-amidan-man-tinh.webp

Thuốc kháng sinh, kháng viêm thường được chỉ định cho người viêm amidan mạn tính

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật viêm amidan mạn tính thường được áp dụng khi có các đợt viêm tái phát nhiều lần và không đáp ứng với thuốc điều trị. Dưới đây là một số trường hợp viêm amidan mạn tính cụ thể sẽ được chỉ định phẫu thuật mà bạn cần biết:

- Viêm amidan mạn tính có các đợt cấp tái phát hơn 4-5 lần/ năm.

- Đã có những biến chứng từ bệnh viêm amidan mạn tính như: Viêm tai giữa, viêm xoang, thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận,….

- Amidan sưng quá to, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, hô hấp, ngủ ngáy…

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm amidan mạn tính

Theo các chuyên gia, để cải thiện và phòng ngừa viêm amidan mạn tính hiệu quả, cần ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn ngay tại cửa ngõ đường hô hấp (mũi, miệng). Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm làm sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn tại chỗ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc súc họng, xịt họng tây y lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như co mạch, teo niêm mạc họng,... khi dùng trong thời gian dài.

Do đó, để làm sạch mũi họng hàng ngày, tiêu diệt virus, vi khuẩn vừa an toàn lại hiệu quả, nhiều người đã tin dùng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên. Trong đó, nổi bật là sản phẩm chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, hoạt chất này cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Khi Hinokitiol được kết hợp với các thảo dược quý như: Lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… sẽ giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, cải thiện triệu chứng viêm amidan mạn tính hiệu quả, nhanh chóng. 

cay-tuyet-tung-do-chua-hoat-chat-Hinokitiol-co-tac-dung-khang-khuan-khang-virus-khang-viem-manh.webp

Cây tuyết tùng đỏ chứa hoạt chất Hinokitiol có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm mạnh

Phòng ngừa viêm amidan mạn tính bằng cách nào?

Để phòng ngừa viêm amidan mạn tính, cần điều trị kịp thời và phòng ngừa viêm amidan cấp bằng các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công như sau:

- Tránh làm việc căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý.

- Uống nhiều nước; Hạn chế ăn đồ cay, nóng, đồ có nhiều chất béo…

- Khi thời tiết hanh khô hoặc trong môi trường điều hòa, độ ẩm quá thấp khiến amidan bị kích ứng, nấm mốc và vi khuẩn dễ phát triển. Do đó, sử dụng máy tạo ẩm không khí sẽ giúp giải quyết được vấn đề này.

- Không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, thức uống có gas…

- Hạn chế đến khu vực bị ô nhiễm, tránh tiếp xúc với người đang mắc các bệnh truyền nhiễm.

- Không nên nói to, nói nhiều, tránh làm tổn thương họng; Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

- Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày; Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Viêm amidan mạn tính thường gây ra các triệu chứng khó chịu, dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức cần thiết để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc thông tin liên lạc bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp giúp bạn.

Links tham khảo

https://www.verywellhealth.com/chronic-and-recurrent-tonsillitis-1191984

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6134941/

https://www.everydayhealth.com/tonsillitis/chronic-recurrent-tonsillitis/