Viêm mũi mãn tính là là bệnh tai mũi họng khá phổ biến. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách đối phó với viêm mũi mãn tính hiệu quả nhất? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Viêm mũi mãn tính là gì?
Viêm mũi mãn tính là tình trạng niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới bị viêm nhiễm, kéo dài hơn 4 tuần liên tục bởi một nguyên nhân nào đó. Viêm mũi mãn tính thường xuất hiện kèm theo các bệnh lý như giãn mạch máu niêm mạc mũi, rối loạn chức năng tự chủ của mũi…
Theo chuyên gia, viêm mũi mãn tính được chia thành 2 dạng cơ bản như sau:
- Viêm mũi mãn tính quá phát: Loại này thường xảy ra ở đối tượng là người lớn, chủ yếu do dị ứng, hoặc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại… gây viêm nhiễm lớp niêm mạc bên trong khoang mũi. Triệu chứng phổ biến thường gặp là ngạt mũi.
- Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Chủ yếu gặp ở trẻ em, đặc biệt với những bé đã hoặc đang bị viêm amidan. Triệu chứng đặc trưng là chảy nước mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, khó thở, ứ đọng nhiều dịch nhầy ở mũi…
Viêm mũi mãn tính là bệnh khá phổ biến
Nguyên nhân viêm mũi mãn tính
Viêm mũi mãn tính do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phân thành 2 nhóm cơ bản như sau:
Viêm mũi dị ứng mãn tính
Trong viêm mũi dị ứng, các dị nguyên có trong không khí liên kết với immunoglobulin E (IgE) trong mũi, khiến cơ thể tiết ra một chất hóa học gọi là histamine, dẫn đến triệu chứng viêm mũi dị ứng. Các chất gây dị ứng phổ biến có thể dẫn đến viêm mũi mãn tính bao gồm: Phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng, thời tiết…
Viêm mũi không dị ứng mãn tính
Viêm mũi không dị ứng xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi giãn nở, dẫn đến sưng tấy và tắc nghẽn và có thể được kích hoạt bởi những yếu tố như: Virus, vi khuẩn; Mùi nước hoa, chất tẩy rửa, khói bụi, khói thuốc lá, thức ăn cay nóng; Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc aspirin, ibuprofen, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai… hoặc lạm dụng thuốc xịt thông mũi chứa corticoid; Thay đổi nội tiết tố khi mang thai, kinh nguyệt, căng thẳng; Lệch vách ngăn mũi…
Viêm mũi mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra
Triệu chứng viêm mũi mãn tính thường gặp
Nghẹt mũi và sổ mũi là các triệu chứng chính của bệnh viêm mũi mãn tính. Người bệnh có cảm giác muốn xì mũi nhiều lần trong ngày, nhưng có rất ít chất nhầy thoát ra ngoài. Bởi nguyên nhân gây nghẹt mũi là do niêm mạc mũi bị phù nề, chứ không phải chất nhầy bị tắc nghẽn.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và không dị ứng tương đối giống nhau, nhưng có thể phân biệt như bảng so sánh dưới đây:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm mũi mãn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị đúng cách như viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm màng não… Bên cạnh đó, viêm mũi mãn tính cũng có thể dẫn đến:
- Ung thư mũi: Bệnh viêm mũi nếu để lâu ngày không điều trị rất dễ biến chứng thành ác tính và phát triển thành ung thư.
- Ngủ ngáy nhiều: Tình trạng ngạt mũi kéo dài do dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi khiến người bệnh hít thở khó khăn, thở bằng miệng, dẫn đến ngủ ngáy. Đặc biệt nếu lượng oxy không cung cấp đủ lên não có thể gây nhồi máu não, dẫn đến đột tử.
- Hình thành polyp mũi: Polyp tăng trưởng to, phì đại che lấp mất cửa cánh mũi sẽ khiến người bệnh khó thở, dẫn đến ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhiễm trùng tai giữa: Khi chất nhầy trong mũi dày đặc gây tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến tai giữa.
Các biện pháp đối phó với viêm mũi mãn tính
Viêm mũi mãn tính gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, lại tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng, viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa được không? Cũng giống như các bệnh tai mũi họng khác, việc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời viêm mũi mãn tính sẽ giúp làm tăng cơ hội chữa lành, cải thiện nhanh triệu chứng.
Theo chuyên gia, điều trị viêm mũi mãn tính phải có sự kết hợp của việc sử dụng thuốc, thay đổi lối sống hoặc áp dụng một số mẹo tại nhà. Trong trường hợp cần thiết, phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Viêm mũi mãn tính uống thuốc gì?
Một số loại thuốc không kê đơn (OTC) và thuốc kê đơn giúp làm giảm triệu chứng viêm mũi, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng histamin OTC hoặc kê đơn dùng cho dị ứng, bao gồm thuốc uống và thuốc xịt mũi.
- Dung dịch nước muối xịt mũi OTC.
- Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid OTC hoặc kê đơn
- Thuốc xịt mũi kháng cholinergic kê đơn
Thuốc xịt mũi chữa viêm mũi mãn tính
Duy trì thói quen sống khoa học
Đối với những người bị viêm mũi dị ứng mãn tính, việc tránh tiếp xúc với các dị nguyên là vô cùng cần thiết, bằng cách:
- Đeo khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa hoặc đi ra ngoài trời.
- Sử dụng máy lọc không khí.
- Không nên nuôi thú cưng.
- Vệ sinh phòng ngủ, thay ga gối thường xuyên.
- Để tránh tình trạng khô mũi, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Nên uống đủ nước và hạn chế đồ uống chứa caffeine.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Vệ sinh mũi là biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cho cả viêm mũi dị ứng và không dị ứng. Để vệ sinh mũi, bạn có thể sử dụng nước muối 0,9% tự pha hoặc bán sẵn.
Đặc biệt, xu hướng sử dụng sản phẩm xịt mũi - họng nguồn gốc tự nhiên để cải thiện và phòng ngừa viêm mũi mãn tính đang được nhiều người lựa chọn. Tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần chính Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng mang kẽm vào trong tế bào giúp tăng cường miễn dịch hô hấp, từ đó giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị viêm đường hô hấp hiệu quả.
Ngoài thành phần chính, sản phẩm còn được bổ sung thêm các thảo dược quý khác, với công dụng như sau:
- Lược vàng chứa hoạt chất flavonoid tác dụng chống viêm, kháng vi khuẩn, virus.
- Cát cánh giàu các hoạt chất saponin, flavonoid, axit phenoic… giúp chống viêm, giảm ho, tăng cường miễn dịch.
- Kim ngân hoa được sử dụng để điều trị sốt, đau đầu do cảm lạnh, ho, đau họng, viêm họng… nhờ chứa hoạt chất loniflavone có tác dụng kháng virus rất tốt.
- Xạ can chứa isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid… dùng để điều trị chứng viêm, đau họng, hen suyễn và chống lại virus.
Nhờ đó, sản phẩm xịt mũi - họng thảo dược này là một công thức chuyên biệt giúp cải thiện và phòng ngừa viêm mũi mãn tính hiệu quả. Sản phẩm thích hợp dùng hàng ngày mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Cây tuyết tùng đỏ giàu Hinokitiol - Hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh
Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm mũi mãn tính, hiểu được nguyên nhân và cách đối phó hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm về viêm mũi mãn tính hoặc các bệnh viêm đường hô hấp khác, hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Links tham khảo
https://www.verywellhealth.com/coping-with-chronic-rhinitis-4160487
https://www.healthline.com/health/chronic-rhinitis
https://www.ent-phys.com/ent-services/nose/chronic-rhinitis/