Viêm xoang mạn tính không chỉ gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu, kéo dài dai dẳng mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị viêm xoang mạn tính như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn câu trả lời cần thiết nhất. Đừng bỏ lỡ!

Tìm hiểu chung về viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm các hốc xoang kéo dài hơn 8 tuần. Lúc này, các hốc quanh mũi bị viêm và sưng lên, làm ứ đọng chất nhầy, gây ra triệu chứng chảy nước mũi vàng hoặc hơi xanh, ngạt mũi, đau nhức vùng xoang, giảm khả năng nhận biết mùi và ho nặng hơn vào ban đêm… Viêm xoang mạn tính còn khiến cho người bệnh khó thở, khu vực xung quanh mắt và khuôn mặt sưng nề, xuất hiện cơn đau nhói mặt hoặc đau đầu.

Viêm xoang mạn tính thường là kết quả của viêm xoang cấp tính, viêm mũi dị ứng không được điều trị triệt để, tái phát nhiều lần. Nguyên nhân viêm xoang mạn tính chủ yếu do virus, vi khuẩn, nấm… hoặc các yếu tố bất lợi từ môi trường như: Khói bụi, thời tiết thay đổi, phấn hoa, lông động vật…

Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh, viêm xoang mạn tính còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy giảm thị lực, viêm màng não, thậm chí tử vong…

Viêm xoang mạn tính gây nhiều triệu chứng khó chịu

Viêm xoang mạn tính gây nhiều triệu chứng khó chịu

>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu viêm xoang mạn tính thường gặp nhất - Tìm hiểu ngay

Viêm xoang mạn tính điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm xoang mạn tính với 2 phương pháp chính là nội khoa và ngoại khoa. Nguyên tắc điều trị bệnh là:

- Nghỉ ngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm xoang.

- Đảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, chống phù nề niêm mạc, phục hồi sự lưu thông khí và làm lành niêm mạc xoang. 

- Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.

Điều trị viêm xoang mạn tính nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) vẫn phổ biến nhất và thường được chỉ định cho người bệnh viêm xoang mạn tính nhẹ. Kết quả điều trị tương đối tốt nếu bệnh chưa kéo dài nhiều năm, niêm mạc mũi - xoang ít bị thoái hóa và các lỗ thông xoang không bít tắc. Các thuốc điều trị viêm xoang mạn tính hiện nay bao gồm: Kháng viêm, kháng sinh, thuốc co mạch tại chỗ kết hợp với rửa thông dịch xoang.

Tùy từng vị trí xoang bị viêm, thuốc điều trị và liều lượng có thể khác nhau, cụ thể như sau:

- Viêm xoang hàm mạn tính: Điều trị toàn thân bằng kháng sinh từ 2 - 3 tuần, kết hợp thuốc corticosteroid dạng uống. Dùng thuốc co mạch, rửa mũi bằng nước muối sinh lý kết hợp corticosteroid dạng xịt để điều trị tại chỗ. Ngoài ra, người bệnh viêm xoang hàm cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng.

- Viêm xoang trán mạn tính: Các nhóm thuốc thường được chỉ định là: kháng sinh, chống viêm - giảm đau, thuốc kháng histamin, thuốc chống xung huyết. Bên cạnh đó, cần khí dung mũi hàng ngày để làm sạch dịch nhầy và giảm viêm.

- Viêm xoang sàng mạn tính: Điều trị tương tự như viêm xoang trán, ngoài ra có thể sử dụng thêm phương pháp Proetz.

- Viêm xoang bướm mạn tính: Thường được chỉ định thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc kháng histamin,… 

Điều trị nội khoa thường chỉ định cho các trường hợp viêm xoang mạn tính chưa nghiêm trọng

Điều trị nội khoa thường chỉ định cho các trường hợp viêm xoang mạn tính chưa nghiêm trọng

>>> Xem thêm: Cảnh giác với 8 biến chứng viêm xoang thường gặp - Tìm hiểu ngay!

Điều trị ngoại khoa trong bệnh viêm xoang mạn tính

Phương pháp ngoại khoa thường được chỉ định cho người bệnh viêm xoang mạn tính không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống. Hiện nay, mổ nội soi phổ biến hơn trong điều trị viêm xoang mạn tính.

Tùy vào nguyên nhân viêm xoang mạn tính mà bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật khác nhau như: Dẫn lưu dịch tiết, chữa vẹo vách ngăn, nạo VA, cắt bỏ polyp mũi,… Nếu viêm xoang mạn tính do thoái hóa polyp, cần chỉ định phẫu thuật sớm dựa trên vị trí polyp và ảnh hưởng, bao gồm:

- Polyp ở xoang trán: Phẫu thuật mở ngách trán.

- Polyp gây viêm xoang hàm và sàng trước: Phẫu thuật mở khe mũi giữa và bóng sàng.

- Polyp trong viêm xoang sàng trước và sau: Phẫu thuật nạo sàng.

- Polyp trong viêm xoang bướm: Phẫu thuật mở thông xoang bướm.

Lưu ý trong điều trị viêm xoang mạn tính

Để điều trị viêm xoang mạn tính hiệu quả, cần sự hợp tác của người bệnh, tuân thủ theo mọi lưu ý mà bác sĩ hướng dẫn. Cùng với đó người bệnh cũng cần tự chăm sóc sức khỏe, kiểm soát triệu chứng bệnh ngay tại nhà, triệu chứng sẽ thuyên giảm và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bệnh viêm xoang mạn tính nên sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất thiên nhiên Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO) giúp tiêu diệt virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm loãng dịch nhầy, giúp thông thoáng mũi họng; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang mạn tính hiệu quả.

Đặc biệt, Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn virus sinh sôi và phát triển. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm, giảm bài tiết dịch và ngăn chặn tạo mủ tại các hốc xoang. Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người.

Tuyết tùng đỏ chứa hoạt chất Hinokitiol - Giúp kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm mạnh

Tuyết tùng đỏ chứa hoạt chất Hinokitiol - Giúp kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm mạnh

Với thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích về viêm xoang mạn tính, hiểu được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về viêm xoang mạn tính hoặc các bệnh đường hô hấp khác, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Link tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17700-chronic-sinusitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-sinusitis/symptoms-causes/syc-20351661

https://www.healthline.com/health/chronic-sinusitis